Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Showing posts with label Linh tinh. Show all posts
Showing posts with label Linh tinh. Show all posts

Friday, June 1, 2012

Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắt



Tập tin:National-atlas-states-brightcolors.png

Danh sách
Tiểu bang hoặc lãnh thổ Bưu điện Ấn loát AP Viết tắt khác FIPS
Alabama AL Ala. Ala.
01
Alaska AK Alaska Alaska Alas. 02
Arizona AZ Ariz. Ariz.
04
Arkansas AR Ark. Ark. A.R. 05
California CA Calif. Calif. Cal., CF (USCG) 06
Colorado CO Colo. Colo. Col., CL (USCG) 08
Connecticut CT Conn. Conn.
09
Delaware DE Del. Del. DL (USCG) 10
Washington D.C. DC D.C. D.C. (Đặc khu liên bang) 11
Florida FL Fla. Fla. Flor. 12
Georgia GA Ga. Ga.
13
Hawaii HI Hawaii Hawaii H.I., HA (USCG) 15
Idaho ID Idaho Idaho Id. or Ida. 16
Illinois IL Ill. Ill. Ills. 17
Indiana IN Ind. Ind.
18
Iowa IA Iowa Iowa Ia. 19
Kansas KS Kans. Kan. KA (USCG) 20
Kentucky KY Ky. Ky. Ken. or Kent. 21
Louisiana LA La. La.
22
Maine ME Maine Maine Me. 23
Maryland MD Md. Md.
24
Massachusetts MA Mass. Mass. MS (USCG) 25
Michigan MI Mich. Mich. MC (USCG) 26
Minnesota MN Minn. Minn.
27
Mississippi MS Miss. Miss. MI (USCG) 28
Missouri MO Mo. Mo.
29
Montana MT Mont. Mont.
30
Nebraska NE Nebr. Neb. NB (USCG) 31
Nevada NV Nev. Nev.
32
New Hampshire NH N.H. N.H.
33
New Jersey NJ N.J. N.J.
34
New Mexico NM N. Mex. N.M. New M. 35
New York NY N.Y. N.Y. N. York 36
Bắc Carolina NC N.C. N.C. N. Car. 37
Bắc Dakota ND N. Dak. N.D.
38
Ohio OH Ohio Ohio O. 39
Oklahoma OK Okla. Okla.
40
Oregon OR Oreg. Ore.
41
Pennsylvania PA Pa. Pa. Penn. hay Penna. 42
Rhode Island RI R.I. R.I.
44
Nam Carolina SC S.C. S.C. S. Car. 45
Nam Dakota SD S. Dak. S.D.
46
Tennessee TN Tenn. Tenn.
47
Texas TX Tex. Texas
48
Utah UT Utah Utah
49
Vermont VT Vt. Vt.
50
Virginia VA Va. Va.
51
Washington WA Wash. Wash. Wn., WN (USCG) 53
Tây Virginia WV W. Va. W.Va. W.V. 54
Wisconsin WI Wis. Wis. Wisc., WS (USCG) 55
Wyoming WY Wyo. Wyo.
56
American Samoa AS A.S.
(Vùng quốc hải) AS (USCG) 60
Guam GU Guam
(Vùng quốc hải) GU (USCG) 66
Quần đảo Bắc Mariana MP M.P.
(Vùng quốc hải) CM (USCG) 69
Puerto Rico PR P.R.
(Vùng quốc hải) PR (USCG) 72
Quần đảo Virgin thuộc Mỹ VI V.I.
(Vùng quốc hải) U.S.V.I., VI (USCG) 78
Các tiểu đảo xa của Hoa Kỳ


(Vùng quốc hải) 'UM' là mã tên FIPS theo mẫu tự cho toàn bộ nhóm. Mỗi đảo có một mã số FIPS riêng được ghi tại đây. Bưu điện Hoa Kỳ không có thuật ngữ dành cho Các tiểu đảo xa của Hoa Kỳ vì thư tín đến các đảo này đều được đưa đi gián tiếp (sử dụng các mã PR, HI, AA or AP)
Liên bang Micronesia FM

(Quốc gia liên kết tự do) 64
Quần đảo Marshall MH

(Quốc gia liên kết tự do) 68
Palau PW

(Quốc gia liên kết tự do) 70
Quân lực tại
châu Mỹ
(trừ Canada)
AA

(Thư tín quân đội Mỹ)
Quân lực tại
- châu Âu
- Canada
- Trung Đông
- châu Phi
AE

(Thư tín quân đội Mỹ)
Quân lực tại
Thái Bình Dương
AP

(Thư tín quân đội Mỹ)
Vùng kênh đào CZ C.Z.
(không còn sử dụng)
Quần đảo Philippine PI

(không còn sử dụng)
Lãnh thổ Ủy thác Thái Bình Dương TT

(không còn sử dụng)
Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana CM

(không còn sử dụng) Được đổi thành MP năm 1988 để đúng theo ISO 3166-1 và mã chữ FIPS.

Cách viết tắt truyền thống

Các chữ viết tắt truyền thống cho các tiểu bang Hoa Kỳ và lãnh thổ được sử dụng rộng rãi đối với địa chỉ thư tín trước khi chữ viết tắt của Bưu điện Hoa Kỳ gồm hai mẫu tự ra đời. Các chữ viết tắt truyền thống này vẫn còn được sử dụng phổ thông trong các mục đích khác (thí dụ như trong các văn bản pháp lý), và vẫn còn được bưu điện công nhận mặc dù không được khuyến khích.
Trước năm 1987 khi Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ chấp thuận mã số hai mẫu tự sử dụng trong các tài liệu của chính phủ, Cục Ấn loát Chính phủ Hoa Kỳ có đề nghị một danh sách các chữ viết tắt đặc biệt nhưng có một số tiểu bang bị bỏ qua vì không có chữ viết tắt.
Ngoài ra, sách hướng dẫn chuẩn viết của Associated Press) có cố vấn việc sử dụng các chữ viết tắt cho đa số các tên tiểu bang khi đi cùng với tên một thành phố (thí dụ, "Miami, Fla."). Associated Press hay AP đề nghị đánh vần "Alaska," "Hawaii," và tất cả các tên tiểu bang có 5 mẫu tự hoặc ít hơn; và không như đề nghị của Cục Ấn loát Chính phủ Hoa Kỳ, AP đề nghị viết đầy đủ tên của tất cả các lãnh thổ không phải tiểu bang, ngoại trừ Đặc khu Columbia (District of Columbia). Các sách hướng dẫn về văn bản pháp lý như "Bluebook" và "ALWD Citation Manua" cũng thường hay sử dụng cách viết tắt truyền thống.

Cách viết tắt của Bưu điện Hoa Kỳ

Washington Oregon California Hawaii Alaska Idaho Vermont New Hampshire Massachusetts Rhode Island Connecticut New Jersey Delaware Maryland Washington, D.C. Montana Bắc Dakota Nam Dakota Nevada Utah Arizona Wyoming Colorado New Mexico Nebraska Kansas Oklahoma Texas Minnesota Iowa Missouri Arkansas Louisiana Michigan Wisconsin Illinois Indiana Ohio Tây Virginia Kentucky Tennessee Mississippi Alabama Georgia Florida Nam Carolina Bắc Carolina Virginia Maryland Maryland Washington, D.C. Delaware New York Pennsylvania New Jersey Connecticut Rhode Island Massachusetts New Hampshire Vermont MaineUS state abbrev map.png
Thông tin về hình này

Bưu điện Hoa Kỳ có thiết lập một bộ chữ viết tắt để giúp xử lý thư tín bằng hệ thống quang học nhận biết mẫu tự (optical character recognition) và trang bị tự động khác.[1] Cũng có những chữ viết tắt chính thức riêng của Bưu điện Hoa Kỳ dành cho những phần khác nhau trong địa chỉ thí dụ như phân loại đường phố (thí dụ đường phố Mỹ được phân loại là street, avenue, road, ...).
Các chữ viết tắt bưu điện này thì khác biệt với chữ viết tắt truyền thống (thí dụ như Calif., Fla., hay Tex.).

Phương pháp

Đối với mỗi tiểu bang, mẫu tự đầu của chữ viết tắt là mẫu tự đầu của tên tiểu bang. Mẫu tự thứ hai của chữ viết tắt, ít nhất theo các phương thức sau đây:
  • 10 tên tiểu bang có hai chữ được viết tắt bằng mỗi mẫu tự đầu tiên của mỗi chữ:
NC, ND, NH, NJ, NM, NY, RI, SC, SD, WV
  • 19 tên tiểu bang được viết tắt bằng hai mẫu tự đầu tiên của tên tiểu bang:
AL, AR, CA*, CO*, DE*, FL, ID, IL, IN, MA, MI, NE, OH, OK, OR, UT, WA, WI, WY
  • 15 tên tiểu bang được viết tắt bằng mẫu tự đầu và mẫu tự cuối của tên tiểu bang:
CA*, CO*, CT, DE*, GA, HI, IA, KS, KY, LA, MD, ME, PA, VA, VT
  • 9 tên tiểu bang được viết tắt bằng mẫu tự đầu và mẫu tự nào đó trong tên tiểu bang, thường là phụ âm thứ hai:
AK, AZ, MN, MO, MS, MT, NV, TN, TX
* Ba tiểu bang này (California, Colorado, Delaware) có mẫu tự thứ hai và mẫu tự cuối cùng giống nhau. Missouri, Mississippi, và Tennessee cũng có hình thức giống vậy nhưng dùng mẫu tự khác trong chữ viết tắt cho nó.

Cách viết tắt và mã tên khác

Chuẩn Xử lý Thông tin Liên bang (Federal Information Processing Standard) có thiết lập mã số và mã tên tiểu bang gọi là FIPS cho từng tiểu bang và các vùng quốc hải. Mã số FIPS được ghi là 'FIPS' trên bảng phía trên. Mã tên FIPS thì giống như mã tên của Bưu điện Hoa Kỳ trừ các tiểu đảo xa của Hoa Kỳ có mã tên FIPS là UM nhưng không có mã tên bưu điện và các nơi thư tín quân sự của Hoa Kỳ có mã tên bưu điện (AA, AE, AP) nhưng không có mã tên FIPS.
Tuần duyên Hoa Kỳ sử dụng một bộ mã tên hai mẫu tự ghi kèm với số tàu thuyền[2], được ghi (USCG) trên bảng phía trên nhưng không có biểu thị cho 39 tiểu bang và Đặc khu Columbia vì nó giống như chữ viết tắt của Bưu điện Hoa Kỳ. Các chữ viết tắt của Tuần duyên Hoa Kỳ cũng được thiết lập cho 5 lãnh thổ nằm xa. Chúng được ghi ở trên danh sách bên trên mặc dù chỉ khác với mã bưu điện ở mã dành cho Quần đảo Bắc Mariana.
Sai khác giữa mã Bưu điện Hoa KỳTuần duyên Hoa Kỳ
Bưu điện Hoa Kỳ CA CO DE HI KS MI MS MA NE WA WI MP
Tuần duyên Hoa Kỳ CF CL DL HA KA MC MI MS NB WN WS CM

Zip Postal Code Việt Nam - Zip Postal Code 64 tỉnh thành

An Giang Province 94000
Bac Giang Province 21000
Bac Kan Province 17000
Bac Lieu Province 99000
Bac Ninh Province 16000
Ba Ria-Vung Tau Province 74000
Ben Tre Province 83000
Binh Dinh Province 53000
Binh Duong Province 72000
Binh Phuoc Province 77000
Binh Thuan Province 62000
Ca Mau Province 96000
Can Tho 92000
Cao Bang Province 22000
Dak Lak Province 55000
Da Nang 59000
Dong Nai Province 71000
Dong Thap Province 93000
Gia Lai Province 54000
Ha Giang Province 29000
Hai Duong Province 34000
Haiphong 35000
Ha Nam Province 30000
Hanoi 10000
Ha Tay Province 31000
Ha Tinh Province 43000
Hoa Binh Province 13000
Ho Chi Minh City 70000
Hung Yen Province 39000
Khanh Hoa Province 57000
Kien Giang Province 95000
Kon Tum Province 58000
Lai Chau Province 28000
Lam Dong Province 61000
Lang Son Province 20000
Lao Cai Province 19000
Long An Province 81000
Nam Dinh Province 32000
Nghe An Province 42000
Ninh Bình Province 40000
Ninh Thuan Province 63000
Phu Tho Province 24000
Phu Yen Province 56000
Quang Binh Province 45000
Quang Nam Province 51000
Quang Ngai Province 52000
Quang Ninh Province 36000
Quang Tri Province 46000
Soc Trang Province 97000
Son La Province 27000
Tay Ninh Province 73000
Thai Binh Province 33000
Thai Nguyen Province 23000
Thanh Hoa Province 41000
Thua Thien-Hue Province 47000
Tien Giang Province 82000
Tra Vinh Province 90000
Tuyen Quang Province 25000
Vinh Long Province 91000
Vinh Phuc Province 11000
Yen Bai Province 26000

Free Cloud Hosting

Victim: https://hostzil.la/free-cloud-hosting.html
  • 100 MBDisk Space / Storage
  • UNLIMITEDData Transfer / Bandwidth
  • UNLIMITEDE-Mail Accounts
  • UNLIMITEDSQL Databases
  • UNLIMITEDAddon Domains
  • UNLIMITEDParked Domains
  • UNLIMITEDSub Domains
  • UNLIMITEDFTP Accounts
  • VIEW DEMOcPanel 11.x Hosting Control Panel
  • 24 LanguagesMulti-lingual Control Panel
Lưu ý: Dùng sock reg nhe hình như nó cấm IP VN.

[Share] Mã giảm giá domain yahoo - cũ mà vẫn cần



Chỉ còn 3.95$ cho năm thứ nhất với link sau:
Click here

Và còn 1.99$ cho năm thứ nhất với link sau:
Click here
Good luck

Free host Unlimited, Cp11 khá mượt



Free HostingYes, Really!
$0.00/lifetime

Control Panel Cpanel
Disk space unlimited
Monthly data transfer unlimited
FTP accounts unlimited
Email boxes unlimited
RVSkin No
Addon subdomains 1
Auto installers Yes! Over 260 scripts
Backups Weekly
Support Forum
Scheduled jobs (Cron) No
Extra features Stats, Monitoring

http://sharkserve.com/

Demo: http://kenjivn.sharkserve.com/

Wednesday, May 30, 2012

Marketing du lịch


Câu 1. Các yếu tổ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vi mô:
- Bản thân doanh nghiệp(tác động trực tiếp)
- Đối thủ cạnh tranh( k chỉ là trực tiếp, đôi khi là vô hình)
- Sản phẩm, giá cả, chính sách marketing
- Khách hàng( rất quan trọng): khách hàng trực tiếp , khách hàng tiềm năng-những người có khả năng thanh toán hợp với sản phẩm, giá cả của doanh nghiệp.
- Công chúng(vô hình nhưng rất quan trọng, gắn với hình ảnh uy tín của doanh nghiệp)
- Nhà cung cấp: chính sách ưu đãi của nhà cung cấp( khách sạn, nhà hàng,cơ sở lưu trú, dịch vị ăn uống, giải trí, shoping- là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho du lịch)
Môi trường vĩ mô:
-chính sách pháp luật( là vấn đề rất quan trọng)
-xã hội, con người, cộng đồng
-văn hóa, con người, cộng đồng: hằng số 3 N: nông thôn-nông nghiệp-nông dân.
-Kinh tế: ( rất quan trọng )chính sách giá, chính sách ngoại thương, thương mại, tỷ giá hối đoái
-nền kinh tế của quốc gia
-Tài nguyên tự nhiên-môi trường
-Khoa học công nghệ
Câu 2. Những vấn đề về thị trường du lịch Việt Nam.
 Du lịch là ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ
+in bound (= xuất khẩu, khách quốc tế vào việt nam du lịch, thu ngoại tệ từ khách nước ngoài)
+out bound( =nhập khẩu,khách việt nam đi ra nước ngoài du lịch, mất ngoại tệ)
+domestic: du lịch nội địa





Câu 3. So sánh chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa thông thường và du lịch.

-          Chu kỳ sống của sản phẩm chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn tăng trưởng:A-B:giai đoạn sp bắt đầu xâm nhập thị trường, chi phí bỏ ra lớn, doanh thu thấp thậm chí là lỗ
+ Giai đoạn phát triển: B-C: doanh thu, lợi nhuận tăng, chi phí bỏ ra cho quảng cáo rất nhiều
+ Giai đoạn bão hòa: C-D: phân khúc thị trường rõ rệt song quảng cáo với số lượng nhỏ,
                                   D-E: tăng trưởng cao nhưng có dấu hiệu đi xuống, chuẩn bị sẵn sàng tung ra sản phẩm mới, dễ khủng hoảng
+ Giai đoạn suy thoái: E-G: doanh số giảm mạnh, lượng khách giảm, tăng khuyến mại, tổng hợp doanh số bán từ các đại lýà quyết địng ra sản phẩm mới.
Chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa du lịch:
-Sản phẩm hàng hóa kinh điển( truyền thống): thời gian dài trong nhiều năm
- sản phẩm hàng hóa chuyên biệt( thời vụ): thời gian ngắn



Câu 4. So sánh kênh phân phối hàng hóa thông thường và du lịch
-          Đối với sản phẩm hàng hóa thông thường thì có các kênh phân phối:
(1)Nhà sản xuất-> người tiêu dùng
(2)Nhà sản xuất->đại lý-> người tiêu dùng
(3)Nhà sản xuất->đại lý->bán lẻ->người tiêu dùng
(4)Nhà sản xuất-> đại lý->bán buôn->bán lẻ-> người tiêu dùng
(5)Nhà sản xuất-> tổng đại lý->đại lý->bán buôn-> bán lẻ-> người tiêu dùng
(6) Nhà sản xuất->tổng đại lý->Đại lý 1-> đại lý 2-> bán buôn –>bán lẻ->người tiêu dùng
-          Trong du lịch có các kênh phân phối:
(1) Nhà sản xuất -> người tiêu dùng.
(2)Nhà sản xuất -> đại lý (travel agency) ->người tiêu dùng.
(3) Nhà sản xuất -> đại lý -> chi nhánh -> người tiêu dùng ( đối với các tập đoàn lớn)

PR và quảng cáo


PR – Quan hệ công chúng (Public Relation) ra đời sau quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng cáo. Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công công cụ PR mà các công ty như Coca-Coke, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chưa thấy được những ưu điểm của PR. Thay vì sử dụng quan hệ công chúng trong tiếp thị thì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chi rất nhiều cho quảng cáo mặc dù họ biết thành công của một chiến dịch quảng cáo không dễ dàng và không kéo dài. Lẽ ra các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng triệt để công cụ PR vì nó thích hợp với quy mô vốn vừa và nhỏ của doanh nghiệp, và cũng vì PR thật sự sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cho doanh nghiệp so với quảng cáo.
 
Dưới đây là một số điểm ưu việt của PR so với quảng cáo:

Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn hơn so với quảng cáo

Có một câu chuyện ngụ ngôn trong đó Mặt trời và Gió tranh cãi với nhau ai là người mạnh hơn. Chúng cùng nhau thi tài và ai lấy được chiếc áo khoác của người khách du lịch ra khỏi ông ta thì sẽ chiến thắng.
Gió càng thổi mạnh thì người khách du lịch càng giữ chặt chiếc áo khoác vào người. Nhưng đến phiên mặt trời, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng. Chẳng bao lâu khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc.
Rõ ràng không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu.
Trái ngược với quảng cáo, PR là mặt trời. Sức ảnh hưởng của nó tồn tại ngay trong chính nó. Thông điệp của PR chính là sự quan tâm chú ý của khách hàng. Nếu sự quan tâm đó càng nhiều thì đến sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được chấp nhận.
Hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Làm cho khách hàng nhớ tới một thiện cảm chứ không phải một thương hiệu. Nếu như quảng cáo tìm cách đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm của doanhh nghiệp thì PR tìm cách thu phục tấm lòng khách hàng. Mọi người thường tin tưởng vào những thông tin được các nhà phân tích báo chí đăng tải hơn là những quảng cáo chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm chung chung.


Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng

Điều này có thể giải thích bởi những nguyên nhân khác nhau.
Lí do thứ nhất bởi vì chẳng có thông tin gì trên quảng cáo ngoài hình ảnh. Lời nói nếu có chỉ để tăng cường cho hình ảnh mà thôi. Người ta ít tin cậy lời nói trong một quảng cáo bởi lời nói trên những banner quảng cáo luôn hô hào “Chúng tôi là tốt nhất”. Phản ứng của người tiêu dùng sẽ là “công ty nào mà chẳng nói như thế!”
PR đã “đánh trúng” tâm lí của người tiêu dùng là khách hàng suy nghĩ bằng ngôn từ, không bằng hình ảnh. Và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải bởi bên thứ ba của đại diện của quan hệ cộng đồng nên được đánh giá là khách quan và dễ gây được lòng tin hơn so với hoạt động quảng cáo thường mang tính chất thông tin 1 chiều và một khi những thông tin về doanh nghiệp đã được công chúng thưà nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn.

Ba là, doanh nghiệp thừa hưởng ảnh hưởng của PR lâu dài hơn so với ảnh hưởng của quảng cáo.

Quảng cáo chỉ có ảnh hưởng đến khách hàng trong một thời gian rất ngắn ngủi. Nhưng đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ có tác dụng rất lâu dài đến khách hàng. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình. Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó. (Ngược lại, không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ).


Bốn là, doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR như quảng cáo

Quảng cáo phải được thường xuyên đổi mới nếu không muốn bị khách hàng lãng quên. Vì thế thay vì phải tốn nhiều tiền cho quảng cáo mà kết quả thu được không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chi một khoản ngân sách bằng 1/10 phí quảng cáo cho một chiến lược PR đã có thể mang lại những hiệu quả khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác.
Các hoạt động của nó thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Hoạt động PR thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.


Năm là, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội

Bằng việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam…các doanh nghiệp ít nhiều đã góp phần chia sẻ với cộng đồng và xã hội.
Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ điển hình của hoạt động PR vì một mục đích cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.

Ví dụ:
- Một ông là nhân viên của 1 DN A đứng trước đám đông để diễn thuyết một bài về DN đó thì đó là PR.
- Nếu buổi diễn thuyết đó do DN B tổ chức cho nhiều DN khác tham gia (trong đó có DN A), trong buổi đó có treo 1 băng rôn của DN A tại 1 vị trí đẹp mắt (đương nhiên phải trả xiền roài) thì đó là quảng cáo!
- Nếu như DN A tranh thủ trong buổi đó phát tờ rơi, tờ bướm thì đó là Marketing trực tiếp.
- Nếu như DN tổ chức 1 gian hàng ở đó thì là Xúc tiến Bán.
 

Bonus: 10 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA QUẢNG CÁO VÀ PR

Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau cho dù chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí
• Quảng cáo:
Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
• PR:
Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo
• Quảng cáo:
Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.
• PR:
Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn
• Quảng cáo:
Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.
• PR:
Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan
• Quảng cáo:
Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”
Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.
• PR:
Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.
Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin
• Quảng cáo:
Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.
• PR:
Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố
• Quảng cáo:
Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.
• PR:
Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết
• Quảng cáo:
Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.
• PR:
Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế
• Quảng cáo:
Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.
• PR:
Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.
Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt
• Quảng cáo:
Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.
• PR:
Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết
• Quảng cáo:
Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.
• PR:
Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.


Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix)

Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place).


Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).


Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.

1. Sản phẩm.
  • Phát triển dải sản phẩm
  • Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
  • Hợp nhất dải sản phẩm
  • Quy chuẩn hoá mẫu mã
  • Định vị
  • Nhãn hiệu
2. Giá

  • Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
  • Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
  • Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
3. Truyền thông
  • Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
  • Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
  • Thay đổi phương thức truyền thông
  • Thay đổi cách tiếp cận
4. Kênh
  • Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
  • Thay đổi dịch vụ
  • Thay đổi kênh phân phối
Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.
5. Con người.
  • Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.
  • Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
  • Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
  • Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng
6. Qui trình.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.
  • Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...
  • Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
7. Chứng minh cụ thể
Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:
  • Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động
  • Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing
  • Cải tiến các thủ tục hành chính
  • Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm
  • Rút lui khỏi thị trường đã chọn
  • Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường
  • Thay đổi nhà cung cấp
  • Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh
  • Mua lại thị trường mới
    ...
"Bí quyết kinh doanh nằm ở chỗ ... biết cái điều mà người khác không biết"


Aristotle Onassis