Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Showing posts with label Webmaster. Show all posts
Showing posts with label Webmaster. Show all posts

Wednesday, June 16, 2021

Tên miền .COM chuẩn bị tăng giá, lần đầu tiên sau 10 năm

 Lần đầu tiên sau gần 10 năm, tên miền phổ biến nhất thế giới .COM sẽ được tăng giá buôn.

Giá sỉ tên miền .COM bao gồm giá đăng ký mới, transfer và gia hạn sẽ được tăng vào cuối năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2012. Nếu đang sở hữu nhiều tên miền, nhà đầu tư nên chuẩn bị trước cho sự thay đổi này.

Vào này 01/09/2021 tới đây, phí đăng ký tên miền .COM mà Verisign thu tăng từ 7.85$ lên 8.39$, tương ứng 0.54$.

Những nhà cung cấp tên miền lớn như GoDaddy, Namecheap có thể thu phí cao hơn, trong khi những nhà cung cấp khác có thể chỉ điều chỉnh giá nhỉnh hơn một chút. Điều này là hiển nhiên thôi, vì có như vậy thì công ty mới đảm bảo được lợi nhuận và tiếp tục phát triển được.

Nếu như đúng cam kết thì Cloudflare sẽ chỉ tăng giá bằng với giá bán sỉ wholesale này mà thôi, chúng ta sẽ cùng chờ xem sao.

Không dừng lại ở đây, dự đoán giá tên miền còn sẽ tiếp tục tăng dần tới 7% trong vòng 3 năm tiếp theo. Ngay từ bây giờ, nếu sở hữu tên miền, các bạn có thể cân nhắc gia hạn sớm hơn, hoặc gia hạn với thời gian tối đa 10 năm với một số nhà cung cấp có hỗ trợ để tiết kiệm chi phí hoạt động.

Sử dụng Gmail quản lý, gửi và nhận thư từ hòm mail khác

  Mình đã sử dụng tính năng này hơn chục năm nay rồi, đây chắc chắn là thủ thuật hữu ích nhất khi bạn sử dụng Gmail.

Hôm trước mình có chia sẻ cách tùy biến địa chỉ Gmail rất hay, tuy nhiên cái đó chưa thể nào hay bằng thủ thuật hôm nay mình giới thiệu nha.

Người dùng bình thường không nói chuyện làm gì, chắc chắn anh em Webmaster gần như ai cũng sở hữu cho mình vài địa chỉ email. Có thể mỗi website tạo một địa chỉ Gmail làm admin, hoặc cao cấp hơn thì dùng email tên miền riêng.

Vậy thì khi cần check mail thì làm thế nào? Có thể bạn add hết mail trên một ứng dụng quản lý như Outlook, add thêm account Gmail, hoặc chuyển qua chuyển lại trên trình duyệt… Tất cả mình đều thấy khá là phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Giải pháp đơn giản và tuyệt vời nhất ở đây đó là sử dụng duy nhất một địa chỉ Gmail chính quản lý toàn bộ những hòm mail khác, dù là Gmail hay là Outlook.com, Yandex… miễn cứ có SMTP Server là dùng được luôn nhé.

Ưu điểm của cách làm này:

  • Quản lý tập trung, tiết kiệm thời gian, tránh bỏ sót mail, thảnh thơi đầu óc.
  • Chỉ cần dùng 1 hòm thư Gmail chính, không cần chuyển đổi qua các tài khoản (kể cả Gmail) khác. Dùng trình duyệt, app Gmail di động hay phần mềm desktop đều ok.
  • Nhận thư từ những hòm thư khác vào Gmail chính, độ trễ không đáng kể.
  • Gửi thư với địa chỉ gửi của hòm thư khác ngay trên Gmail, sử dụng trình soạn thảo của Gmail. Người nhận sẽ thấy email gửi đi từ hòm thư khác, không phải từ Gmail.
  • Và một tác dụng cực kì giá trị nữa, đó là tạo email tên miền riêng dạng forwarder hoàn toàn miễn phí và dùng Gmail để quản lý, mình sẽ giới thiệu trong bài sau.

Có 2 bước chúng ta cần cài đặt:

  1. Chuyển toàn bộ mail từ hòm mail khác về Gmail chính, có thể lấy cả mail cũ lẫn mail mới
  2. Cài đặt Gmail khi reply sẽ tự động dùng địa chỉ mail gốc làm thông tin người gửi

Với mỗi hòm mail, bạn chỉ cần cài đặt một lần đầu tiên mà thôi, kể từ sau, toàn bộ email gửi đến hòm mail kia sẽ tự động bay về Gmail chính, khi cần reply thì bạn cũng thao tác trực tiếp trên Gmail như bình thường mà thôi.

Trong bài này, ví dụ mình sẽ sử dụng Gmail chính là [email protected] để quản lý mail tên miền riêng [email protected] dùng dịch vụ GSuite của Google. Tại sao lại sử dụng Gmail để làm hòm mail chính để quản lý hòm mail khác, đơn giản vì mail mình sử dụng đầu tiên là Gmail. Bạn có thể sử dụng hòm mail tên miền riêng GSuite của Google cũng được.

I. Chuyển toàn bộ mail từ hòm mail khác về Gmail chính

Nếu bạn mới lập địa mail khác thì đơn giản thôi, chỉ cần tạo bộ lọc tự động forward toàn bộ mail mới sang địa chỉ Gmail chính là xong. Còn với những hòm mail đã sử dụng một thời gian rồi sẽ có rất nhiều thông tin, dữ liệu cũ bạn muốn chuyển qua Gmail chính. Rất may là Google đã tính hết các nước để cung cấp tùy chọn cho người dùng.

– Forward tự động với những mail mới nhận

Với địa chỉ Gmail bạn muốn chuyển mail đi ([email protected]), hãy làm theo các bước sau:

  1. Trên cùng bên phải nhấn vào biểu tượng setting , chọn Settings.
  2. Chọn tab Forwarding and POP/IMAP.
  3. Trong phần “Forwarding”, nhấn Add a forwarding address.
  4. Nhập địa chỉ Gmail chính bạn muốn forward mail tới. Ở đây ví dụ [email protected]
  5. Nhấn Next > Proceed > OK.
  6. Bạn sẽ nhận được một email xác minh, nhấn vào link trong đó để xác nhận.
  7. Quay trở lại phần Settings, refresh lại trình duyệt và mở lại tab Forwarding and POP/IMAP.
  8. Trong phần “Forwarding”, chọn Forward a copy of incoming mail to.
  9. Chọn thao tác bạn muốn xử lý với những email này, thương nên chọn giữ một bản copy trong Inbox.
  10. Cuối cùng nhấn Save Changes.

Nếu làm chuẩn thì kết quả bạn nhận được sẽ tương tự như ảnh này:

Bạn có thể sử dụng tự động forward như hướng dẫn hoặc dùng tính năng Check mail from other accounts để Gmail chủ động kết nối đến server mail và copy. Tuy nhiên, nên dùng forward vì nó đơn giản, nhận mail nhanh chóng gần như ngay lập tức, hạn chế tối đa độ trễ và ứng dụng được với thủ thuật tạo email tên miền riêng forwarder mình sẽ hướng dẫn sau.

Với những dịch vụ email khác, bạn hãy tìm bài hướng dẫn cụ thể tương ứng để có thể forward mail.

Sau bước này, từ giờ về sau, toàn bộ mail gửi tới địa chỉ này sẽ được tự động chuyển qua Gmail chính, không phải mở từng hòm mail lên để check mail mới nữa nhé.

– Copy toàn bộ mail cũ sang Gmail chính

Nếu bạn muốn chuyển toàn bộ dữ liệu cũ qua Gmail chính, thao tác sẽ phức tạp hơn một chút nhưng không phải không làm được do Gmail có cung cấp sẵn một tùy chọn cho người dùng.

Bạn tiếp tục nhấn vào biểu tượng setting , chọn Settings. Chọn tiếp tab Accounts and Import rồi nhấn Add a mail account trong phần Check mail from other accounts và làm lần lượt theo hướng dẫn. Cái này tự mò nhé, mình sẽ không đi sâu chi tiết, tham khảo thêm hướng dẫn này của Google.

II. Tự động dùng địa chỉ mail gốc làm thông tin người gửi

Với mỗi địa chỉ mail, bạn sẽ cần add vào Gmail chính một lần. Điều này cho phép bạn có thể soạn mail mới hoặc reply mail được forward tới trực tiếp ngay trong Gmail mà vẫn giữ nguyên địa chỉ người gửi tương ứng. Có thể cấu hình tối đa 99 địa chỉ mail khác với Gmail.

Ví dụ cụ thể hơn, sau khi thao tác xong bước này, với những mail gửi tới [email protected] được forward sang [email protected] bạn có thể nhấn nút Reply, soạn nội dung và nhấn Send mà không cần quan tâm mail gốc của nó là gì, Gmail sẽ tự động lựa chọn mail trả lời được gửi đi từ [email protected], không phải [email protected].

Chức năng thần kì này có tên Send emails from a different address or alias, chính là phần Send mail as trong tab Accounts and Import trang Settings của Gmail.

Để thêm một địa chỉ mail mới bạn hãy nhấn Add another email address rồi nhập thông tin người gửi, địa chỉ mail phụ (ở đây là [email protected]) vào tương ứng. Không check ô Treat as an alias vì nếu check khi nhận được mail người ta sẽ biết được địa chỉ Gmail gốc của bạn đó.

Nhấn Next Step.

Bước tiếp theo bạn cần nhập thông tin SMTP Server, ví dụ [email protected] mình dùng GSuite nên Gmail khôn lắm tự động điền luôn thông tin. Với những dịch vụ mail khác bạn có thể search thông tin, không thấy thì liên hệ support để lấy.

Nhấn Add Account

Cấu hình một số SMTP Server phổ biến


Lưu ý: nếu địa chỉ mail phụ đang dùng dịch vụ của Google và có kích hoạt bảo mật 2 lớp thì bạn cần phải tạo App Password và dùng mật khẩu này khi khai báo thông tin.

Tiếp theo bạn sẽ cần xác nhận chủ sở hữu với địa chỉ mail đang thêm vào Gmail chính bằng cách nhấn vào link hoặc điền mã code có trong mail xác nhận để verify. Sau khi làm bước này xong bạn sẽ thấy địa chỉ mail mới xuất hiện trong danh sách Send mail as tương tự như sau:

Một bước nữa cần làm đó là check vào dòng Reply from the same address the message was sent to để Gmail tự động lựa chọn địa chỉ mail phù hợp khi soạn mail nha.

Vậy là xong, giờ bạn chỉ cần dùng duy nhất một địa chỉ mail là có thể quản lý được tối đa tới 99 mail khác rồi đó nha.

Chúc bạn thành công.

Tuesday, May 24, 2016

Dịch vụ SMTP Server miễn phí nên dùng

SMTP Server (server dùng để gửi mail) là một dịch vụ cho phép gửi email với số lượng lớn, tốc độ nhanh mà không bị giới hạn như các hòm mail miễn phí của Gmail hoặc mail đi kèm hosting.
Ứng dụng của SMTP Server rất nhiều, bạn có thể dùng để gửi Email Marketing, gửi thông báo notification trong WordPress… nói chung mọi thao tác liên quan đến email đều cần đến SMTP Server.
Một số nhà cung cấp chỉ có dịch vụ SMTP Server (hoặc gọi là transactional email), tuy nhiên cũng có nhà cung cấp hỗ trợ giải pháp toàn diện về email bằng cách bổ sung thêm dịch vụ Email Marketing.
Trước đây mình từng giới thiệu Mandrill, một dịch vụ SMTP Server miễn phí chất lượng rất tuyệt vời của Mailchimp, nhưng giờ đây đã không còn free nữa. Do đó, mình viết bài này giới thiệu với các bạn một số dịch vụ nổi tiếng thế giới khác.
SMTP Server mien phi

Mailgun

mailgun
Mailgun cho phép gửi 10.000 free email mỗi tháng, từ email thứ 10.000 trở đi tính giá 0.0005$/email. Đây là dịch vụ cung cấp bởi Rackspace, đối tượng sử dụng chủ yếu là developer với thư viện API phong phú.
Mailgun có thống kê tracking đầy đủ (open, click, delivery time…), hỗ trợ inbound routing, dedicated IP có plugin chính thức cho WordPress.

SendGrid

SendGrid
SendGrid cũng là một cái tên rất nổi tiếng trên thế giới, cho phép bạn gửi 12.000 email miễn phí mỗi tháng. Nếu vượt quá giới hạn này bạn sẽ phải trả 9.95$/tháng để được gửi tới 40.000 email.
Tương tự Mailgun, SendGrid cũng hỗ trợ thống kê đầy đủ (open, click, delivery time…), có plugin cho WordPressvà hỗ trợ dedicated IP giá rẻ hơn Mailgun.

SendinBlue

SendinBlue
SendinBlue cho gửi 9.000 email miễn phí mỗi tháng, không giới hạn số lượng contact, có tracking và đặc biệt cung cấp thư viện email template để gửi Email Marketing chuyên nghiệp.
Với 7.37$/tháng bạn được gửi tối đa tới 40.000 email, dedicated IP giá 145$/năm.

ElasticEmail

Elastic Email
Không chỉ là cung cấp dịch vụ SMTP Server, ElasticEmail hướng đến giải pháp cung cấp dịch vụ Email Marketing tất cả trong một với 25.000 email miễn phí/tháng. Những email tiếp theo có giá 0.19$ mỗi 1.000 mail gửi đi.
Giá Private IP ở đây tính theo ngày, 0.59$/ngày.
Bên cạnh Email Marketing, ElasticEmail còn đang thử nghiệm dịch vụ tạo Survey miễn phí, không giới hạn số lượng phản hồi.

SparkPost

SparkPost
SparkPost cho phép gửi email số lượng cực kỳ lớn, lên tới 100.000 email miễn phí mỗi tháng. Nếu sử dụng quá 100.000 email, bạn sẽ phải nâng cấp lên gói PRO với giá 24.99$/tháng.
Dedicated IP ở đây có giá 20$/tháng. Hỗ trợ thống kê realtime.

MailJet

Mailjet
Mailjet cung cấp dịch vụ email tất cả trong một, từ Email Marketing cho đến Transaction Email. Mailjet cho phép gửi 6.000 mail miễn phí mỗi tháng, giới hạn 200 email/ngày. Nếu muốn sử dụng nhiều hơn bạn cần nâng cấp lên gói cao hơn.

Pepihost

Pepipost
Pepihost cho phép gửi 25.000 email miễn phí mỗi tháng. Những email tiếp theo được tính giá theo cách rất kì lạ, dựa trên số lượng email không được đọc với giá 1$ mỗi 5.000 email.

Postmark

Postmark
Postmark cho phép bạn dùng thử 25.000 email miễn phí, sau đó sẽ tính giá tiền dựa trên số lượng gửi email nhiều hay ít.

SendPulse

SendPulse
SendPulse cho phép bạn gửi 12.000 email miễn phí mỗi tháng với dịch vụ SMTP Server, còn với Email Marketing bạn được gửi tới 15.000 email miễn phí mỗi tháng (giới hạn 2.500 subscriber). Nếu vượt qua số này bạn sẽ phải nâng cấp lên gói cao hơn, 8.85$/tháng cho 25.000 email gửi đi với SMTP Server.

Maildocker

maildocker
Maildocker là một nhà cung cấp mới, hỗ trợ bạn gửi 10.000 email miễn phí mỗi tháng. Nếu muốn nâng cấp thêm, Maildocker có rất nhiều gói trả phí linh hoạt phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Tổng kết

Với những nhà cung cấp mình giới thiệu này hẳn bạn đã chọn được một cái tên phù hợp rồi chứ? Nếu biết thêm nhà cung cấp nào chất lượng, miễn phí nữa hoặc đơn giản muốn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng, hãy để lại comment bên dưới nhé.
Hiện tại mình đang sử dụng dịch vụ của SendGrid, khá nhanh và ổn định. Ngoài ra còn dùng thêm Amazon SES để gửi email thông báo hàng ngày, đây là dịch vụ trả phí nhưng rất rẻ.

Friday, February 19, 2016

Cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt rất đơn giản với HawkHost

Let’s Encrypt là một dự án cung cấp chứng chỉ số mở, hoàn toàn miễn phí, dùng được với bất kỳ tên miền nào cũng được. Dự án này được hỗ trợ bởi rất nhiều công ty Internet lớn trên thế giới như Facebook, Akamai, Mozilla, Cisco, Google… với mục đích làm cho Internet trở nên an toàn hơn.
Let's Encrypt Free SSL Certificate
Một số nhà cung cấp hosting, server mình từng giới thiệu cũng tham gia vào dự án này như: Vultr, OVH, Gandi, SiteGround
Chỉ vài dòng cơ bản như vậy thôi các bạn đã thấy dự án này lớn như thế nào rồi chứ 😀 Với việc ra mắt Let’s Encrypt, chúng ta sẽ không phải tốn tiền hàng năm để sử dụng chứng chỉ SSL nữa.
Hawk Host là một trong số các nhà cung cấp hosting tiên phong trong việc tích hợp Let’s Encrypt vào trong hệ thống quản lý cPanel, giúp cho việc cài đặt và gia hạn chứng chỉ SSL từ Let’s Encrypt cực kỳ đơn giản. Thêm một lí do nữa để bạn nên mua hosting của Hawk Host rồi đó.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để cài đặt chứng chỉ SSL cho tên miền sử dụng gói hosting bất kỳ ở Hawk Host.

Cài đặt chứng chỉ SSL từ Let’s Encrypt

Hawk Host sẽ tự động gia hạn chứng chỉ này cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là thực hiện thao tác cài đặt duy nhất một lần mà thôi.
1. Đầu tiên các bạn login vào cPanel, tìm đến section SECURITY và click vào Let’s Encrypt SSL
Section SECURITY trong cPanel
2. Trong danh sách domain bên dưới, click vào link Issue tương ứng với tên miền bạn muốn cài đặt SSL. Ví dụ của mình là canhme.com
Danh sach ten mien
3. Click chọn tên miền ở cả 2 dạng non-www và www. Ví dụ ở đây là canhme.com vàwww.canhme.com. Nhấn nút Issue để tiến hành cài đặt.
Lưu ý tên miền phải trỏ về hosting của Hawk Host rồi mới thao tác được nhé.
Kich hoat Let's Encrypt
4. Nếu không có vấn đề gì, bạn sẽ thấy thông báo màu xanh như bên dưới:
Thong bao thanh cong
Quay trở lại trang Let’s Encrypt SSL ở bước đầu tiên bạn sẽ thấy domain đã được cài đặt chứng chỉ SSL free thành công. Có thể click View để xem thông tin chi tiết.
Kich hoat Let's Encrypt thanh cong
5. Vậy là xong rồi, tận hưởng thành quả thôi.
Truy cap website voi HTTPS
Chúc các bạn thành công!
Lưu ý: Nếu đang dùng WordPress bạn cần cập nhật lại đường dẫn trong table wp_optionsbằng phpMyAdmin.

Friday, January 15, 2016

Phân biệt các loại thẻ thanh toán quốc tế

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu thông tin các loại thẻ Visa và MasterCard.
Visa là thẻ gì? Visa Debit hay Visa Credit khác nhau thế nào? MasterCard thì sao? Sử dụng thẻ ATM thanh toán được không?… Những câu hỏi trên mình nhận được rất nhiều hàng ngày – nhất là các bạn mới mua hosting/domain lần đầu. Hiện nay có rất nhiều khái niệm/định nghĩa khác nhau, đôi khi còn có những hiểu lầm hay chưa đúng lắm về các hình thức thanh toán online thông dụng.
visa_mastercard

Thẻ Visa – Visa Card

Thẻ Visa là thẻ thanh toán quốc tế do tổ chức phát hành có tên là Visa International Service Association trụ sở đặt tại Mỹ. Thẻ Visa gồm 2 loại: thẻ ghi nợ – Visa Debit và thẻ tín dụng – Visa Credit. Các ngân hàng ở Việt Nam liên kết với tổ chức phát hành thẻ trên và phát hành cho các khách hàng sử dụng.

Thẻ Master – MasterCard

Tương tự như Visa Card nhưng MasterCard do MasterCard Worldwide phát hành. MasterCard cũng có 2 loại: thẻ ghi nợ – MasterCard Debit  và thẻ tín dụng MasterCard Credit.
Thẻ Visa Card và MasterCard đại diện cho 2 nhà phát hành khác nhau. Về bản chất cách thức sử dụng chúng giống nhau, dùng thẻ loại nào cũng thanh toán quốc tế được. Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phân biệt được 2 hình thức ghi nợ và tín dụng.

Các loại thẻ thanh toán quốc tế thông dụng ở ngân hàng hiện nay

1. Thẻ ghi nợ – Debit Card

Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán được dùng theo cơ chế: tiền mình mình xài, hết thì nghỉ : )). Thẻ này liên kết trực tiếp với tài khoản của ngân hàng như thẻ ATM vậy, khi thanh toán online tiền sẽ trừ trực tiếp trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (tên gọi phổ biến thẻ thanh toán nội địa – ATM, chỉ dùng được trong nước) và thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ thanh toán quốc tế – Visa/MasterCard Debit).
Vietcombank Visa Debit
Điều kiện để đăng ký thẻ Visa/Master Debit Card rất nhanh chóng và đơn giản. Chỉ cần mang chứng minh thư tới các quầy giao dịch của ngân hàng, yêu cầu mở tài khoản và phát hành thẻ, nạp tiền vào, đợi từ 3 – 7 ngày để nhận thẻ và bắt đầu tiêu xài. Với thẻ ghi nợ nội địa rất hay có đợt phát hành thẻ miễn phí, hoặc cũng chỉ mất 50k mà thôi. Thẻ ghi nợ quốc tế thì có thêm phí thường niên khoảng 100 – 150k/năm.
Thẻ ghi nợ quốc tế Debit Card (Visa Debit hoặc MasterCard Debit) là loại thẻ phù hợp nhất để sử dụng các dịch vụ được giới thiệu trên Chia Sẻ Coupon! Nếu chưa có các bạn đăng ký nhanh nhé, nên chọn các ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank.

2. Thẻ tín dụng – Credit Card

Với thẻ tín dụng, cơ chế hoạt động lại là tiêu xài trước, trả tiền sau trong 1 hạn mức cho phép. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn 1 hạn mức chi tiêu dựa trên cơ sở thu nhập hàng tháng của bạn. Khi chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng, bạn đã ghi “có” vào tài khoản nợ và chính thức nợ ngân hàng 1 khoản tiền bằng đúng số bạn vừa tiêu. Số tiền này cần được trả lại cho ngân hàng trong vòng tối đa 45 ngày (thời gian cụ thể tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ quy định) nếu không sẽ bị tính lãi cao. Thẻ tín dụng cũng có các loại cấp tín dụng trong nước và tín dụng tốc tế (Visa/MasterCard Credit).
Vietcombank Visa Platinum
Để sở hữu 1 thẻ tín dụng quy trình cũng ngặt nghèo hơn, cần phải chứng minh thu nhập (bảng lương/sao kê thu nhập), chứng minh nhân thân (hộ khẩu/KT3)… đủ điều kiện mới được làm. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì các tổ chức phát hành cũng lo “nợ xấu” lắm. Phí thường niên của loại thẻ này vào khoảng ~300k/năm.
Sử dụng thẻ tín dụng thông minh bạn sẽ có lợi trong việc được sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước và trả tiền sau – rất hữu ích khi muốn mua 1 món lớn mà chưa đủ tiền. Nhưng bạn cũng nên thật cẩn thận, với việc chỉ cần cầm thẻ đi thanh toán, cũng rất dễ bị sa đà vào nghiện ngập “cà thẻ” và số tiền lớn không trả được sẽ biến bạn thành 1 con nợ chính cống.

3. Thẻ trả trước – Prepaid Card

Ngoài Debit và Credit Card còn có 1 loại thẻ có thể sử dụng thanh toán trực tuyến đó là thẻ trả trước, Prepaid Card.
ACB Visa Prepaid
Thẻ trả trước cũng có loại của Visa/MasterCard để thanh toán online trên thế giới. Chức năng thanh toán tương tự như Debit Card nhưng tiền sẽ tiêu là tiền của thẻ chứ không phải tiền của tài khoản ngân hàng. Bạn có thể dùng thẻ này mà không cần mở tài khoản tại ngân hàng, chỉ cần nạp trước tiền vào thẻ rồi sử dụng, như cái thẻ điện thoại vậy. Thẻ Prepaid cũng được dùng để rút tiền và thanh toán.
Do việc đăng ký dễ dàng, không yêu cầu mở tài khoản ngân hàng nên nhiều người lợi dụng đăng ký thẻ hàng loạt để mua sắm, tận dụng khuyến mãi. Vì vậy hầu hết các nhà cung cấp đã từ chối thẳng thừng loại thẻ này. Ngoài ra, khi cần verify giao dịch sử dụng thẻ Prepaid khá là khó khăn, nên tốt nhất các bạn không nên sử dụng Prepaid Card.

4. Thẻ Visa/Master ảo

Đây là một loại thẻ trả trước, phải nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Bạn chỉ có thể thực hiện giao dịch trong giới hạn số tiền nạp vào thẻ, không cần thiết phải có tài khoản với ngân hàng để mở thẻ. Đúng như cái tên “ảo”, loại thẻ này không được phát hành thẻ nhựa, hình ảnh và thông tin thẻ được thể hiện trên hệ thống online. Thẻ Visa/Master ảo vẫn có đầy đủ các tính năng cũng như các quy định bảo mật theo yêu cầu của Visa, là thẻ tiêu chuẩn của Visa Card/MasterCard.
Ưu điểm của loại thẻ này là tính bảo mật cao, hạn chế tối đa việc bị hack tiền trong tài khoản, không mất thời gian chờ đợi được phát hành thẻ, không mất phí thường niên và rất dễ sử dụng (như thẻ điện thoại vậy).
Cũng tương tự như thẻ trả trước Prepaid Card, do đây không phải là thẻ vật lý, verify thông tin rất khó khăn và rất nhiều nhà cung cấp cấm loại thẻ này. Đã từng có bạn mua tên miền ở GoDaddy nhưng dùng thẻ ảo, không verify được tài khoản dẫn đến việc tên miền bị mất, tài khoản bị khóa rất mất thời gian liên hệ support.
Do đó, không nên sử dụng thẻ Visa/Master ảo.

Lưu ý khi sử dụng thẻ thanh toán quốc tế

– Một số ngân hàng (ví dụ Vietinbank) không kích hoạt chế độ thanh toán quốc tế, sau khi nhận thẻ bạn cần hỏi ngay đã thanh toán quốc tế được chưa nhé, nếu chưa thì yêu cầu kích hoạt luôn.
– Toàn bộ thông tin cần để giao dịch có in trên thẻ bao gồm:
  • Họ tên đầy đủ: in hoa
  • Số thẻ: 16 số
  • Ngày hết hạn, có dạng MM/YY
  • 3 số bảo mật CVV in mặt sau thẻ
Tuyệt đối không cung cấp thông tin, ảnh chụp thẻ cho người lạ, những công ty không uy tín vì chỉ cần những thông tin trên là có thể sử dụng tiền của bạn được rồi. Nếu chụp ảnh verify bạn hãy dùng phần mềm xóa hết 12 số đầu, chỉ giữ lại 4 số cuối thôi.
– Nếu lỡ đánh rơi, hãy gọi ngay tới ngân hàng phát hành thẻ để khóa tài khoản thẻ lại ngay.
– Trên thẻ luôn in số hotline liên hệ 24/7. Gặp bất kỳ vấn đề gì các bạn cứ gọi thẳng lên tổng đài để hỏi.
Nói thêm một chút về thẻ ATM vì loại thẻ này đang có nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Thẻ ATM bao gồm các loại thẻ nói chung có thể sử dụng thông qua máy ATM, giúp khách hàng kiểm tra số dư tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ… Loại thẻ này chỉ sử dụng ở trong nước mà thôi, không thanh toán quốc tế được.
Trong bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu về phương thức thanh toán sử dụng tài khoản PayPal.