Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Monday, July 9, 2012

Top 10 tỷ phú giàu nhất làng công nghệ


1. Bill Gates.
2. Larry Ellison.
3. Mark Zuckerberg.
4. Larry Page.
5. Sergey Brin.
6. Azim Premji.
7. Jeff Bezos.
8. Steve Balmer.
9. Michael Dell.
10. Paul Allen.
Bloomberg mới đây đã công bố bảng xếp hạng Billionaires Index về những người giàu nhất trên thế giới. Điều đặc biệt của bảng xếp hạng này là nó được cập nhật hàng ngày trước những biến động của tài chính và thị trường thế giới. Không có gì bất ngờ khi trong danh sách này xuất hiện nhiều cái tên đến từ giới công nghệ. Họ đã kiếm hàng tỷ USD từ lĩnh vực kinh doanh công nghệ của mình. Sau đây là danh sách 10 cái tên giàu nhất làng công nghệ hiện nay.

1. Bill Gates


Tài sản: 63.5 tỷ USD
 
Là cái tên luôn được nhắc đến đầu tiên và đã giữ vững vị trí này trong nhiều năm qua, Bill Gates luôn khiến người ta ngưỡng mộ với thành tựu to lớn của mình. Ông tên thật là William Henry Gates, đồng sáng lập của Microsoft, tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới. Dù không còn làm việc tại Microsoft nhưng ông vẫn nắm 6% tài sản của công ty này, tương đương với ¼ số tài sản kếch xù của ông. Phần còn lại nằm tại công ty riêng của Bill Gates, Cascade Investment.
 
2. Larry Ellison
 

Tài sản: 38.1 tỷ USD
 
Vị chủ tịch của hãng Oracle, hãng phần mềm lớn thứ 3 thế giới, đang giữ vị trí á quân trong bảng xếp hạng. Larry nắm trong tay 22.5% tổng số tài sản của Oracle và 49% số cổ phần tại công ty Netsuite, đồng thời có trong tay tài sản trị giá 4 tỷ USD gồm cổ phiếu, bất động sản...
 
3. Mark Zuckenberg
 

Tài sản: 21 tỷ USD
 
Nhà đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành (CEO) của mạng xã hội Facebook đã vươn lên vị trí thứ 3 sau khi công ty của anh quyết định bước chân lên sàn chứng khoán. Chính thức đi vào hoạt động năm 2004, đến nay sau 8 năm mạng xã hội này đã có 845 triệu người dùng thường xuyên, chiếm khoảng 12% dân số thế giới. Với tiềm năng và sức mạnh vốn của của mạng xã hội Facebook, dự đoán tài sản của Mark sẽ còn tăng thêm đáng kể.
 
4. Larry Page
 

Tài sản: 19.2 tỷ USD
 
Đứng ở vị trí thứ 4 là đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Google. Kể từ khi Google phát hành cổ phiếu vào năm 2004, Larry đã thu về hơn 3 tỷ USD từ việc bán các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của công ty. Hiện Larry và Sergey Brin (cũng là đồng sáng lập Google) đang nắm giữ 16% trong tổng giá trị 200 tỷ USD của Google.
 
5. Sergey Brin


Tài sản: 19.1 tỷ USD
 
Cũng là đồng sáng lập của Google, Sergey đang cùng Larry Page nắm giữ 16 % giá trị của Google. Hiện Sergey đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch công nghệ với nhiệm vụ chính là chỉ đạo các dự án đặc biệt của Google.
 
6. Azim Premji
 

Tài sản: 18.3 tỷ USD
 
Doanh nhân này sở hữu tới 79% giá trị của Wipro, công ty xuất khẩu phần mềm lớn thứ 3 tại Ấn Độ. Hiện Wipro sử dụng tới hơn 100.000 nhân công và doanh thu hàng năm đạt 7.2 tỷ USD. Premji cũng sở hữu một quỹ đầu tư cá nhân trị giá 1 tỷ USD mang tên PremjiInvest.
 
7. Jeff Bezos
 

Tài sản: 17.6 tỷ USD
 
Kể từ khi cho ra mắt dịch vụ mua bán sách trực tuyến Amazon vào năm 1994, Jeff đã biến công ty này nhà bán lẻ hàng đầu trong thế giới mạng với doanh thu đạt hơn 64 tỷ USD. Năm 2007, Jeff giới thiệu thiết bị đọc sách điện tử Kindle, hiện đang là mặt hàng bán chạy nhất của Amazon. Công ty hiện cũng là nhà cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới.
 
8. Steve Balmer
 

Tài sản: 15.9 tỷ USD
 
Kể từ sau khi Bill Gates về hưu, Steve đã trở thành Tổng giám đốc điều hành (CEO) của hãng Micorsoft và phải vật lộn để khẳng định vị thế của công ty trong kỷ nguyên thống trị của Apple. Mặc dù với nhiều sự chỉ trích và chê bai, Microsoft trong thời đại của Balmer tỏ ra rất sung sức và không hề nao núng trước bất kỳ đối thủ nào.
 
9. Michael Dell


Tài sản: 15.1 tỷ USD
 
Ông là nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty Dell, nhà sản xuất phần cứng máy tính lớn thứ 3 thế giới. Không chỉ vậy, Dell còn sở hữu 15% giá trị của công ty Round Rock tại Texas. Thông qua một công ty đầu tư New York của mình, Dell cũng duy trì danh mục đầu tư trị giá khoảng 10 tỷ USD vào một số ngành công nghiệp khác.
 
10. Paul Allen
 

Tài sản: 15 tỷ USD
 
Là người cùng với Bill Gates sáng lập ra Microsoft, Paul đã rời công ty từ năm 1983 để đa dạng hóa khoản đầu tư của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau như giải trí, bất động sản, cổ phiếu và năng lượng. Hiện Paul đang theo đuổi ước mơ du lịch vũ trụ và quan tâm đến những nghiên cứu về bộ não con người.
 
Tham khảo: Luxpresso

Thương mại điện tử: 5 điều bạn cần biết


5 điều cần ghi nhớ khi tham gia TMĐT:
1. Mở rộng khái niệm “sản phẩm”.
2. Đón nhận sự đổi mới và nắm bắt cơ hội phát triển.
3. Có chiến lược hợp lý về giá cả.
4. Xã hội hóa doanh nghiệp.
5. Tấn công trên mặt trận di động.
Theo báo cáo từ comScore, trong quý I năm 2011, doanh thu từ thương mại điện tử đạt 38 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; đến quý III cùng năm, con số này đã đạt 48 tỷ USD. Vào các dịp lễ tết hay các dịp đặc biệt, lợi nhuận thường tăng đột biến, ví dụ như vào ngày Cyber Monday năm 2011, khách mua hàng online đã chi trả tổng cộng 1,25 tỷ USD, một con số kỷ lục. Theo dự báo, đến năm 2015, doanh thu hàng năm từ thương mại điện tử sẽ đạt mức 278.9 tỷ USD.
 

Ngày nay việc mở một cửa hàng online là rất dễ dàng và nhanh chóng. Không thực sự đòi hỏi cao về kỹ năng công nghệ, không cần vay vốn và không cần thuê thêm nhiều nhân viên. Các doanh nhân chỉ cần tập trung vào lĩnh vực chuyên môn hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, mà không cần lo nghĩ về sự phức tạp để vận hành một mô hình như vậy.
 
Với thời gian hoạt động liên tục 24/7 trong cả năm, các gian hàng trực tuyến sẽ phá vỡ những khó khăn về địa lý. Bên cạnh đó, với dịch vụ vận chuyển toàn cầu thì thương mại điện tử sẽ phát huy tối đa sức mạnh của mình. Sau đây là 5 "bí kíp" người dùng nên nắm bắt nếu có ý định mở một gian hàng trực tuyến.
 
1. Mở rộng khái niệm “sản phẩm”
 
Nếu lĩnh vực kinh doanh của bạn là cung cấp dịch vụ và bạn cho rằng TMĐT sẽ không giúp ích gì cho mình, bạn đã thật sự sai lầm. TMĐT giờ đây không chỉ còn gói gọn trong việc cung cấp các sản phẩm dạng hàng hóa như sách, đĩa CD, DVDs, trò chơi hay thiết bị điện tử như trước nữa mà đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh những loại hình dịch vụ rất mới mẻ và thú vị như lớp học yoga, lớp học thiết kế đồ họa, lớp học thiết kế thời trang...và họ sử dụng TMĐT như một kênh thanh toán thông thường cho những dịch vụ trên.
 
TMĐT không còn đơn thuần là việc mua bán những sản phẩm vật lý như thế này.
 
Chia sẻ kinh nghiệm về làm TMĐT, Dave Radparvar, người sáng lập của công ty chuyên về trang phục và thiết bị gia dụng Holstee nói “Chúng tôi ít khi đăng thông tin về sản phẩm của mình lên các mạng xã hội hay blog mà chỉ dùng chúng như một kênh giao tiếp và tương tác với khách hàng, quảng bá cho công ty. Nếu khách hàng muốn xem sản phẩm, họ có thể ghé qua website chính của chúng tôi. Mục tiêu mà công ty đưa ra là chuyển toàn bộ giá trị của công ty, sự tin cậy của khách hàng và các hoạt động mua bán truyền thống hiện diện lên mạng Internet. Từ đó sẽ tăng lợi ích cho đôi bên và giảm thiểu chi phí vận hành một cách tối đa”.
 
2. Đón nhận sự đổi mới và nắm bắt cơ hội phát triển
 
2011 là năm đánh dấu sự bùng nổ của mạng xã hội và TMĐT với sự tăng trưởng mạnh mẽ của người dùng Internet, sự phát triển của các thiết bị di động và các phương thức cung cấp dịch vụ hàng hóa. Từ đó thị phần của các cửa hàng trực tuyến thuộc top đầu đã giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội đã được chia sẻ đến với những nhà phân phối nhỏ hơn.
 

Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả trên thị trường TMĐT có thể áp dụng một số phương pháp như: TMĐT truyền thống, nơi việc giao dịch diễn ra thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử. Một hướng khác, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm với quảng cáo, đây cùng là một cách khá phổ biến trong thời điểm thị trường cạnh tranh khá mạnh như hiện nay. “Muốn duy trì lợi thế TMĐT, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng nguồn lực ngay tại địa phương và trong cộng đồng của mình, điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn biến động về kinh tế. Tuy nhiên không nên sa đà vào quá nhiều lựa chọn và phát triển quá rộng mà không sâu, nếu không doanh nghiệp sẽ mất dần kiểm soát và sự quản lý”, trích lời Craig Dalton, chủ tịch của công ty DoDocase.
 
3. Có chiến lược hợp lý về giá cả, nắm giữ và quản lý khách hàng
 
Khách hàng hiển nhiên là những người ưa mặc cả và thích đồ giá rẻ mà chất lượng tốt. Tuy vậy doanh nghiệp không nên quá tập trung vào việc giảm giá hay bán hàng với giá thấp bởi như vậy sẽ chỉ thu hút được những vị khách vãng lai thiếu trung thành. Họ sẵn sàng rời bỏ bạn nếu tìm được nơi nào bán với giá thấp hơn nữa. Điều cần thiết là phải tìm ra được xu hướng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thời hiện đại thường trực tiếp ngắm nghía và quan sát sản phẩm tại cửa hàng, sau đó lên mạng tra cứu thông tin nơi bán sản phẩm đó với giá rẻ. Đây là điều các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý để đưa ra chiến lược cạnh tranh thật hợp lý. Tránh tình trạng chỉ mở dịch vụ để trưng bày "miễn phí" và không thể giữ lấy được những khách hàng của mình.
 
Uy tín và chất lượng mới là điều tối quan trọng.
 
Uy tín và thái độ phục vụ cũng như các chương trình ưu đãi chính là chìa khóa để doanh nghiệp tạo ra được những khách hàng trung thành. Một địa chỉ mua sắm uy tín về chất lượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp và có những chương trình ưu đãi hấp dẫn là một dịch vụ hoàn hảo mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng đều mong muốn. Từ đó có thể dễ dàng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh cho tương lại sau này.
 
4. Xã hội hóa doanh nghiệp
 
 
Mạng xã hội và các kênh truyền thông đại chúng chính là một trong nhưng công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương mại điện tử. Tính năng giao tiếp và chia sẻ trong cộng đồng mạng luôn có sức mạnh lớn hơn nhiều so với việc quảng cáo trên truyền hình. Khách hàng thường bị thuyết phục bởi những gì mà bạn bè hoặc người quen tư vấn hơn là những điều mà chương trình quảng cáo mang lại. Thống kê cho thấy có tới 50% người dùng Facebook và 67% người dùng Twitter có xu hướng mua hàng từ một nhãn hiệu mà họ được đánh dấu hoặc chia sẻ từ bạn bè.
 
5. Tấn công trên mặt trận di động
 
 
Ngày nay, các thiết bị di động đã trở lên quá quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với các ứng dụng tuyệt vời, di động đang là một vũ khí chiến lược của các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khi mà khoảng cách địa lý là một rào cản tương đối khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô kinh doanh thì những chiếc smartphone đang là cầu nối quan trọng giúp họ kết nối, chia sẻ và cũng như nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng. Mobile trở thành một yêu cầu tối cần thiết trong việc xây dựng một bộ máy TMĐT hoàn chỉnh.
 
Tham khảo: Hunffingtonpost

Friday, July 6, 2012

10000 tài khoản Twitter bị hack và công bố

Các hacker Anonymous, với tài khoản Twitter “LulzsecReborn” đã tấn công TweetGif (http://tweetgif.com) và hack toàn bộ cơ sở dữ liệu, sau đó họ công bố công khai trên Internet. TweetGif là một trang web cho phép bạn Tweet (gửi lên) các hình ảnh GIF động thông qua tài khoản Twitter.

Data twitter 10000 tài khoản Twitter bị hack và công bố bởi Anonymous hacker virus security

Highslide JS

LulzSec Reborn, phiên bản 3.0 của nhóm hacker LulzSec, đã public 10.000 tài khoản Twitter bao gồm “mật khẩu, tên người dùng, tên thật, địa điểm, avatar và secret tokens (thẻ bí mật được) sử dụng để xác thực tài khoản người dùng.

Các thông tin dữ liệu bị đánh cắp được upload lên embedupload là một file SQL nặng 4MB với tất cả thông tin đầy đủ của thành viên. (Bạn đọc có thể tài về tham khảotại đây)

Hacker và Spammer có thể sử dụng các thông tin đó vào mục đích xấu.

OAuth là một giao thức xác thực cho phép người dùng phê duyệt ứng dụng để sử dụng mà không cần nhập hay chia sẻ mật khẩu của họ. Nếu Twitter oauth Secret Token bị tổn hại, Hacker có thể sử dụng tài khoản Twitter của bạn một cách chính thức.Ngoài ra, những tài khoản này có thể bị sử dụng để spam trái phép.

Để bảo vệ tài khoản của mình, hãy truy cập vào Twitter, đăng nhập tài khoản và kiểm tra xem bạn có sử dụng ứng dung Tweetgif hay ko, nếu có hãy vào phần settings để hủy xác thực này ( > apps > deauthorize app. #TweetGif. “Revoke Access”).

5 Thủ thuật viết title thu hút traffic



iêu đề bài viết của bạn có thể gây ấn tượng với người đọc về nội dung bài viết đó. Nếu bạn có 1 tiêu đề hay , bạn sẽ khuyến khích khách cảm nhận cần phải click và  đọc nội dung mà bạn đưa ra. Nếu nội dung hay như lời tiêu đề mô tả bạn thậm chí còn có thể thu hút lượng traffic lớn tự nhiên hơn khi chính khách đọc chia sẻ bài viết cho bạn bè họ và điều đó tiếp tục liên hồi (Với điều kiện người chia sẻ phải ý thức rằng họ cần tôn trọng bản quyền tác giả, điều này ở nước ta có vẻ không gây được sự chú ý của SEOER)
Khi viết một bài , điều đầu tiên chúng ta cần cân nhắc và chú ý đó chính là tiêu đề như một lời hứa. Nò thường gắn liền với nội dung , khi tiêu đề của bạn trệch khớp content nó sẽ tác động có hại cực lớn đến lòng tin của người dùng.

Cách thứ nhất : Thêm một con số

Vd :Bài viết thủ thuật SEO hay nhất , những thử thách dành cho seoer 2011… Thì những từ những số như “nhất ” hay “2011″ Thường đưa người đọc đến một định hướng bài viết nhất định từ đó rất dễ tạo sự tò mò của khách . Vấn đề là con số phải thực chất với nội dung.
VD : Nếu nội dung chỉ có 7 ý trong đó title nêu tận 10 thì đó thực sự là sự xúc phạm với người đọc.

Cách thứ 2 Tạo cho nó sự liên quan đặc biệt.

Với mỗi tiêu đề khi muốn người đọc cảm thấy hứng thú ngay từ đầu thông thường ta nên sử dụng những hình ảnh quen thuộc  hay đã từng gây ấn tượng với người đọc. Như ” mattcut tiết lộ thuật toán google” ,  ”Tìm hiểu sitelinks trên trang quanho.org“…
Nếu bạn là 1 seoer chắc hẳn bạn không thể nào không biết về mattcut hay sitelinks là ai hay là cái gì phải không nào. Và nó có tác động lớn với bạn thế nào khi bạn đang tìm hiểu về sitelink và thuật toán google do một nhân vật có tiếng trong nghành phát biểu ? Hãy thực nghiệm và kiểm chứng bạn hẳn sẽ có nhiều ngạc nhiên.

Cách 3 : Title là một câu nói hóm hỉnh hài hước .

Hầu hết ai cũng thích được cười , và đôi khi điều chia sẻ trong bài chúng ta đã biết nhưng với 1 title gây ấn tượng khiến chúng ta không thể không mỉm cười thì nó sẽ thực sụ là một giải pháp tốt. Vd : Tôi đã từng đọc bài viết sau trận El calassio 3 (Bác nào mấu bóng đá sẽ hiểu nhé)  có một tiêu đề khiến tôi buồn cười và thậm chí vào 2  website khác nhau khi nhìn thấy tôi vẫn muốn click. “ Real – Barca: Tiều phu gặp kịch sĩ ”  :D.

Cách 4 : Giấy lên một luồng tranh luận đối chiều.

Một tiêu đề gây tranh cãi sẽ khiến cho người đọc cảm thấy được cuốn hút vào trong nội dung. Nó khiến người đọc buộc phải click và xem xét kỹ vấn đề bạn nêu xem có phải bạn đang đùa giỡn họ và có thể đồng tình hoặc phản đối quan điểm bài viết.  Do đó dưới mỗi bài viết bạn nên đưa ra quan điểm riêng của mình để tranh luận có phần hấp dẫn hơn.
Vd : “wordpress và blogspot cái nào tốt hơn cho seo” , hay “Liệu Copy writing có còn quan trọng trong SEO

Cách 5 : TẠo sự khẩn cấp , nhanh chóng.

Thông thường những tin tức nóng hổi sẽ được người đọc tìm nhanh và quan tâm nhiều. Do đó chỉ với 1 chút biến tấu trong site bạn có thể đưa title đến với người đọc một cách khẩn trương hơn , nhanh chóng hơn.
Vd :” google cập nhật page rank trong tháng tới” , “bảy điều cần làm khi có sóng thần” …
Như bạn đã thấy còn có khả nhiều phương thức giúp bạn có thể tăng thêm lưu lượng truy cập cũng như  sự nổi tiếng cho website thông qua nội dung và tiêu đề bài viết. Vẫn biết còn nhiều cái để khai thác tiếp nhưng tôi tin với mớ kiến thức cũ rích này bạn vẫn có thể tạo nên sự khác biệt nếu áp dụng nó lại thành môn võ công riêng biệt.:). Chúc bạn thực nghiệm thành công. Trong thời gian tới sẽ cố gắng câp nhật thêm kiến thức cho các bạn.

Sắp có "trận dịch" mã độc trên Android


Các chương trình mã độc trên nền tảng Android đang tăng với mức độ đáng báo động. Chỉ trong thời gian gần đây, số lượng mã độc tăng gấp 4 lần so với đầu năm và dự kiến sẽ lên đến 130.000 mã độc, theo dự báo của Trend Micro.



Các chương trình mã độc trên nền tảng Android (malware Android) đang tăng lên ở mức đáng báo động. Những tháng đầu năm, Trend Micro đã phát hiện hơn 5000 ứng dụng giả mạo được phát triển nhắm đến các thiết bị chạy Android. Con số này còn đáng báo động hơn khi chỉ trong một tháng gần đây, Trend Micro đã phát hiện đến 20.000 ứng dụng giả mạo như vậy. Công ty này ước tính từ nay đến Quý III/2012 sẽ có 38.000 ứng dụng lừa đảo và sẽ đạt tới con số 130.000 vào quý IV/2012.



Nguồn: Hitechanalogy


Nếu điều Trend Micro dự đoán là đúng, đó sẽ giống như một trận dịch mà người dùng sẽ luôn phải lo lắng liệu một ứng dụng có phải là malware hay không?


Kho ứng dụng Google Play đã được hacker sử dụng như một nền tảng để phục vụ các ứng dụng giả mạo có khả năng đánh cắp dữ liệu hay thông tin cá nhân.


Vào thời gian này năm ngoái, Ryan Naraine của ZDNet cảnh báo rằng, Google không có khả năng giữ cho các ứng dụng “dính đầy malware” không có trên Android Market mà đã dẫn đến “bệnh dịch” malware Android. Thậm chí ngày nay nó vẫn tiếp tục là “nguồn gốc của nhiều vấn đề" đối với công cụ tìm kiếm di động này.


Trend Micro cho biết có 12 ứng dụng chứa malware đã được tải về với trên 700.000 lượt tải trước khi chúng được loại bỏ bởi Google. Các malware này có mục đích đánh cắp dữ liệu, theo dõi các thiết bị di động qua GPS,...


Android hiện chiếm trên 50% thị phần (theo số liệu mới nhất của comScore). Đó cũng chính là nền tảng di động hấp dẫn cho những kẻ chuyên viết mã độc.






Nguồn: QTM