Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.
Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.
Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.
Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.
Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.
-Cùng với sự ra mắt và cũng để tận dụng hạ tầng
của mạng Google Fiber, hãng cũng giới thiệu tới người dùng dịch vụ
truyền hình tương tác mới của mình có tên gọi Google Fiber TV. -Gã khổng lồ cung cấp ba gói dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của người dùng. -Thời gian đầu, hãng sẽ triển khai mạng cáp tại những nơi nào có đông người quan tâm tới dịch vụ của hãng nhất. -Với
mạng cáp quang có tốc độ lên tới 1 Gbps, có thể nói Google đã đánh bại
bất cứ nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng hay nhà điều hành mạng cáp
nào tại địa phương, và thậm chí là trên toàn nước Mỹ. -Tuy nhiên, cái đáng lưu tâm ở đây là mảng dịch vụ gia tăng còn lại – Fiber TV.
Như vậy sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng Google đã chính thức
trình làng tới người dùng ở tiểu bang Kansas (Mỹ) dịch vụ Internet băng thông
rộng trên nền cáp quang Google Fiber tốc độ “khủng” lên tới 1 Gbps. Cùng với sự
ra mắt và cũng để tận dụng hạ tầng của mạng Google Fiber, hãng cũng giới thiệu
tới người dùng dịch vụ truyền hình tương tác mới của mình có tên gọi Google
Fiber TV. Với những động thái này, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trực
tuyến hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực Internet băng thông rộng và
truyền hình trả tiền, nhắm tới mục tiêu khởi tạo nên những dịch vụ có tốc độ
ngày càng nhanh hơn nhưng chi phí ngày càng rẻ, đáng “đồng tiền bát gạo”.
Tiện ích "khủng"
Dự
án Google Fiber được gã khổng lồ công bố vào tháng 2 năm 2010 và bắt
đầu triển khai việc xây dựng mạng lưới băng thông rộng trên nền cáp
quang vào tháng 2 năm nay tại tiểu bang Kansas (Mỹ). Theo
Google, mạng Fiber mà hãng sắp ra mắt sẽ có tốc độ nhanh gấp 100 lần so
với tốc độ mạng Internet băng thông rộng mà hầu hết người Mỹ đang sử
dụng ngày nay. Dự án Google Fiber đảm bảo người dùng sẽ luôn được duy
trì tốc độ 1Gbps mọi lúc, mọi nơi; có nghĩa là, với dịch vụ này, người
dùng có thể xem phim 3D trên Internet một cách “trơn tru” hay tải về các
bộ phim HD chỉ trong vòng vài phút.
Còn Google Fiber TV là một dịch vụ cung cấp các nội dung truyền
hình tương tác qua Internet, tương tự như mô hình hoạt động của Netflix. Điểm
nhấn trong dịch vụ này là một DVR (Digital video recorder – đầu thu video kĩ
thuật số), cho phép bạn lưu trữ tới 500 giờ chương trình truyền hình và phim
ảnh theo chuẩn HD 1080p; đồng thời hỗ trợ người dùng thu lại tới 8 chương trình
truyền hình cùng lúc.
Google dự định sẽ tính mức phí 300 USD với mỗi gia đình có
nhu cầu kết nối tới mạng cáp quang Fiber của hãng. Tuy nhiên, như một chương
trình khuyến mãi, hãng sẽ miễn trừ khoản phí này với những người lắp đặt vào
thời điểm ban đầu.
Gã khổng lồ cung cấp ba gói dịch vụ khác nhau phù hợp với
nhu cầu của người dùng. Gói cao cấp nhất kết hợpdịch vụ Internet băng
thông rộng Gigabit và truyền hình tương tác Fiber TV, có mức phí là 120
USD/tháng, bao gồm một kết nối mạng có tốc độ tải lên/tải xuống tối đa là 1
Gbps, tặng kèm một ổ lưu trữ dữ liệu dung lượng 1 TB trên dịch vụ Google Drive.
Với Fiber TV, bạn có thể thưởng thức hàng trăm kênh truyền hình miễn phí cũng
như có thu phí, các chương trình truyền hình theo yêu cầu hay những bộ phim đẳng
cấp trên thế giới. Một điểm thú vị nữa là hãng cũng tặng kèm những chiếc tablet
Nexus 7 tới tất cả những khách hàng đăng kí dịch vụ tuyệt vời này của hãng.
Gói dịch vụ thứ hai dành cho những khách hàng chỉ sử dụng
mạng Internet băng thông rộng. Gói cước này có mức phí 70 USD/ tháng, cung cấp
cho người dùng kết nối Internet với tốc độ 1Gbps cùng với một tài khoảng lưu
trữ 1 TB trên Google Drive.
Trong giai đoạn giới thiệu, những người đăng kí hai gói cước này sẽ không phải
trả mức phí kết nối mạng 300 USD.
Gói cước cuối cùng có thể tạm gọi với cái tên “bình dân”,
hướng tới 25% dân số Kansas, những người không có khả năng hay nhu cầu sử dụng
mạng Internet có tốc độ nhanh đến vậy. Google sẽ chỉ cung cấp gói cước này
trong thời gian giới hạn cho mỗi người dùng (7 năm). Để sử dụng gói này, người dùng phải trả
mức phí kết nối 300 USD (hay trả 25 USD/tháng) và sẽ được miễn phí trong suốt
quá trình sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy”, tốc độ tải lên của
gói chỉ là 1 Mbps và tải xuống là 5 Mbps, chậm hơn nhiều so với tốc độ 1 Gbps
của hai gói trên; đồng thời, người dùng cũng sẽ không được tặng kèm dung lượng
trên Google Drive. Hết hạn, người dùng cần nâng cấp gói cước này lên các gói cao cấp hơn.
Video giới thiệu dịch vụ Google Fiber.
Ông Kevin Lo, tổng giám đốc của Google Access cho biết thời
gian đầu, hãng sẽ triển khai mạng cáp tại những nơi nào có đông người quan tâm
tới dịch vụ của hãng nhất. Bắt đầu từ ngày 26/6, Google đã tung ra một chiến
dịch “ảo” , khuyến khích người dân tại tiểu bang Kansas đăng kí sử dụng qua website của dịch
vụ. Nếu một khu phố có từ 40 – 80 gia đình đăng kí trước dịch vụ, hãng sẽ bắt
đầu triển khai lắp đặt. Từ đây, dịch vụ của hãng sẽ tiếp tục hướng tới quy mô
lớn hơn ở các công ty, trường học, thư viện công cộng, văn phòng chính phủ...;
đưa mạng cáp Fiber tới từng “ngõ ngách” của tiểu bang Kansas.
Có thể cạnh tranh?
Google
đã tuyên bố rằng hãng không có ý định gia nhập thị trường mạng Internet
băng thông rộng và cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại
địa phương như Time Warner và AT&T. Thay vào đó, hãng cho biết đây
chỉ là một thử nghiệm để xem xét xem các ứng dụng và dịch vụ sẽ hoạt
động như thế nào với tốc độ mạng "khủng" 1Gbps. Tuy nhiên, liệu có ai
cho rằng Google không có mục đích nào khác xung quanh động thái này?
Với mạng cáp quang có tốc độ lên tới 1 Gbps, có thể nói
Google đã đánh bại bất cứ nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng nào tại địa phương, và thậm chí là trên toàn nước Mỹ. Tốc độ mạng
Fiber sẽ nhanh gấp 100 lần so với tốc độ Internet truyền thống mà người Mỹ hiện
đang sử dụng. Mức phí cũng rất mềm.
Với dịch vụ Fiber, người dùng sẽ có đường
truyền tốc độ 1 Gbps với chi phí chỉ 70 USD/tháng, kèm theo một ổ lưu trữ dữ
liệu 1 GB trên Google Drive.
Trong khi nhà mạng Verizon cung cấp đường truyền tốc độ tải lên 65 Mbps, tải
xuống 300 Mbps nhưng phí hàng tháng gần gấp ba lần con số của Google. Time
Warner Cable – đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Google trong thị trường này, tốc
độ mạng chỉ là 50 Mbps với mức phí 80 USD/tháng. Với dịch vụ Fiber “bình dân”, thậm
chí người dùng còn được miễn luôn phí sử dụng hằng tháng với điều kiện đã nộp
300 USD phí kết nối mạng. Hay như việc tặng kèm một tablet Nexus 7 cũng là một
yếu tố khiến người dùng phải lưu tâm tới gói cước “cao cấp” nhất của họ.
Ở lĩnh vực truyền hình, Google đã tăng số lượng chương trình
truyền hình có thể thu được tại cùng một thời gian (nhiều dịch vụ của đối thủ
chỉ ghi được 4 show cùng lúc, thậm chí một số thiết bị chỉ ghi được 2 show),
cộng với 500 giờ lưu trữ chương trình và phim ảnh trên thiết bị DVR. Với tốc độ
mạng cao, người dùng có thể trải nghiệm video với chất lượng cao theo chuẩn HD,
3D…trên nhiều thiết bị cùng lúc mà không hề bị giật. Về khoản tìm kiếm video,
dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm trên thiết bị DVR của họ hay
lịch chương trình Fiber TV mà còn có thể “mò mẫm” trên dịch vụ của một bên thứ
ba như Netflix chẳng hạn.
Sức mạnh cạnh tranh của gã khổng lồ trong dịch vụ Internet
Fiber là điều quá rõ ràng. Cái đáng lưu tâm ở đây là liệu mảng dịch vụ gia tăng còn
lại – Fiber TV có khiến Google nên lo lắng? Câu trả lời ở đây là có. Việc cung
cấp những nội dung mà người dùng mong muốn vẫn là một khó khăn của Google. Kevin
Lo cho hay công ty sẽ cung cấp tới người dùng hàng trăm kênh truyền hình đến từ
các nhà sản xuất, hãng truyền hình lớn và uy tín, tất nhiên không thể thiếu các
chương trình tự sản xuất và độc quyền. Tuy nhiên, hãng cũng thừa nhận rằng một
số kênh truyền hình truyền thống, vốn được dân Mỹ ưa chuộng lại không góp mặt
trong dịch vụ Fiber TV. Dịch vụ có Discovery Channel, CNBC, Cartoon Network … nhưng
lại còn thiếu những kênh như HBO, CNN hay ESPN - những kênh truyền hình rất cơ
bản có thể bắt gặp tại bất cứ dịch vụ truyền hình trả tiền nào ở Việt Nam.
Ai cũng rõ nội dung là vua của một dịch vụ. Google chắc vẫn chưa quên thất
bại của mình với sản phẩm Google TV. Khi công ty tung ra sản phẩm này, đây được
xem như một mối đe dọa tới mô hình truyền hình cáp truyền thống; do vậy những
nhà sản xuất chương trình hay chủ sở hữu nội dung đã không cho phép nội dung
của họ được tiếp cận qua sản phẩm của Google. Giờ đây, khó khăn đang dần lặp lại. Nhưng
Kevin cho biết “Một số nội dung sẽ sớm đến trên dịch vụ của chúng tôi. Các nhà
sản xuất chương trình rất vui mừng khi tìm được những cách truyền tải nội dung của họ
tới người dùng thông qua những phương thức đầy hấp dẫn và sáng tạo. Fiber TV sẽ
giúp họ nhân đôi niềm vui ấy”.
Tất nhiên, với một công ty "lắm tiền nhiều của" như
Google,
mọi khó khăn rồi sẽ sớm được giải quyết. Hãy cứ coi đây như một nét chấm
phá hiếm hoi khiến cho cuộc chơi giữa các đối thủ cạnh tranh trong làng
công nghệ thêm phần thú vị.
Mở một khung hình mới với kích cỡ tùy ý (File -> New -> OK) . Đặt Forground color và Background color lần lượt là #3bbff8 và #002c59.
Nhấn phím G để chọn công cụ Gradient. Trên thanh Gradient style, chọn biểu tượng Radial Gradient, sau đó nhấn giữ con trỏ chuột và kéo từ trọng tâm của hình ra ngoài. Lúc này hình các bạn có được sẽ tương tự như sau:
Bước 2
Tiếp theo, download hình giấy ướt (Wet texture) tại đây, mở và cho vào file PSD bạn đang thực hiện. Đặt tên layer là "Wet texture".
Bước 3
Nhấn Ctrl + T, kéo thả sao cho layer "Wet Texture" vừa với khung hình ban đầu. Vẫn ở layer "Wet Text", tại bảng Layers, chuyển chế độ Blend sang Softlight.
Bước 4
Nhấn phím T để bắt đầu thêm chữ trên phông nền. Các bạn có thể viết bất kì chữ gì tùy ý. Sau khi viết xong, chọn font chữ và cỡ chữ bạn muốn. Trong bài mẫu này, chữ viết được dùng font VPS Go Cong Hoa với cỡ 120pt. Các bạn chưa cần để ý tới màu của chữ viết lúc này bởi sau đây chúng ta sẽ tiến hành làm trong suốt chữ.
*Lưu ý: (Để viết được chữ tiếng việt trong file PSD, các bạn cần mở cửa sổ Unikey/Vietkey và chọn bảng mã VNI thay vì Unicode, đồng thời font chữ viết trong file PSD phải có dạng VNI-...)
Bước 5
Click đúp chuột vào layer "Text" bạn vừa tạo, trong trường hợp này là layer "Lip Genk", khi đó bảng Layer Style sẽ hiện ra. Click chọn các ô: Drop Shadow; Inner Shadow; Inner Glow; Bevel and Emboss; Satin; Stroke và cài đặt các thông số theo hình sau:
Bước 6
Sau khi cài đặt chính xác các bước trên, hình của bạn sẽ tương tự như sau:
Tại layer text (trong bài mẫu này là layer "Lip GenK"), giảm mức Fill xuống còn 0%
Bước 7
Tại bảng Layers, nhấn giữ phím Ctrl đồng thời click vào biểu tượng chữ T của layer chứa chữ viết (Lip GenK).
Bước 8
Chọn layer "Wet texture" và nhấn tổ hợp phím Ctrl + J. Trên bảng layer sẽ xuất hiện một layer mới. Đổi tên Layer này thành "Text Effect"
Bước 9
Di chuyển Layer "Text effect" vừa tạo lên trên đầu của bảng Layers.
Kết quả
Nếu chưa ưng ý về Font chữ, hãy xóa layer text effect đi, sau đó nhấn phím T và click vào dòng chữ bạn đã tạo trước đó thể thay đổi font theo ý mình. Tiếp tục làm từ bước 7
Mới đây, một công dân Nga bị cáo buộc đứng đằng sau những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos) nhắm tới trang thương mại điện tử nổi tiếng thế giới Amazon.com cũng như nhiều trang web khác của Mỹ trong năm 2008 đã bị bắt giữ tại Cyprus theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ và nhiều khả năng sẽ bị dẫn độ tới quốc gia này để xét xử.
Theo trang PCWorld, hồi tháng 5/2011, anh chàng người Nga 25 tuổi tên Dmitry Olegovich Zubakha đã bị truy tố vì được cho là có liên quan tới hai vụ tấn công từ chối dịch vụ vào trang web Amazon trong hai ngày 6/6 và 9/6/2008; khiến cho việc đặt hàng của người dùng trên trang mạng này bị gián đoạn vài giờ đồng hồ.
Zybakha và đồng bọn, Sergey Viktorovich Logashov sau đó đã "khoe" về những thành tích này của mình trên các diễn đàn bí mật của giới tin tặc. Cặp đôi này cũng bị nghi ngờ có liên quan tới những vụ tấn công riêng biệt nhắm tới hai trang mạng là eBay và Priceline.com.
Bản cáo trạng của nhà chức trách cũng cho thấy hành động tấn công của những tên này có liên quan tới vụ việc 28.000 thẻ tín dụng bị đánh cắp vào tháng 10/2009.
Jenny A. Durkan, điều tra viên của Cơ quan điều tra Tội phạm công nghệ và Ủy ban thực thi quyền sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Tư pháp Mỹ cho biết “Những kẻ tấn công trên Internet đã gây ra những thiệt hại nghiên trọng cho nhiều doanh nghiệp cũng như những khách hàng của của họ. Tuy nhiên, chúng phải nên nhớ tới câu ngạn ngữ này: lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt. Dù tin tặc có “náu mình” kĩ đến đâu trên thế giới ảo thì bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình, chúng tôi vẫn sẽ lần ra dấu vết của bọn chúng. Chúc mừng các cơ quan thực thi pháp luật đã chiến thắng trong cuộc chơi này ”.
Với việc cố ý gây ra thiệt hại cho một máy tính không được phép truy cập, hai tội danh cho hành vi tấn công vào các máy tính được bảo vệ làm thiệt hại khoản tiền hơn 5.000 USD cũng như chiếm quyền kiểm soát trái phép hơn 15 thiết bị khác và gây ra thiệt hại lớn trong vụ việc 28.000 thẻ tín dụng bị đánh cắp kể trên, Zubakha có nguy cơ phải đối mặt với mức phạt tù lên tới 25 năm cùng với 500.000 USD tiền phạt. Nhà chức trách Mỹ đang có kế hoạch dẫn độ Zubakha từ Cyprus tới Mỹ để thực hiện việc xét xử. Đây thực sự là một bài học lớn cảnh báo những kẻ xấu đã hay đang có ý định tấn công trái phép vào các trang web lớn.
Một người phụ nữ có tên Catherine Venusto, 45 tuổi, đến từ New Tripoli, tiểu bang Pennsylvania, Mỹ sắp tới sẽ phải đối mặt với một bản án nghiêm trọng cáo buộc cô đã đột nhập vào hệ thống máy tính tại ngôi trường nơi các con cô đang học, thay đổi điểm số của chúng và tồi tệ hơn, cô còn đọc trộm email của những cán bộ trong trường. Theo một văn phòng luật sư ở vùng, Catherine đã từng làm việc cho ngôi trường Northwesten Lehigh District – “nạn nhân” trong vụ việc này từ năm 2008 tới tháng 4 năm ngoái; và có hai đứa con đang học tập tại ngôi trường trên.
Trang tin ABC News cho biết người phụ nữ này bị cáo buộc đã chỉnh sửa điểm trượt của con gái mình từ F thành điểm đỗ M cho môn “Y học”; và sau đó thay đổi điểm của con trai mình từ 98 lên thành …99 vào tháng 2 năm nay, gần một năm sau khi cô xin nghi công việc thư kí văn phòng hành chính tại ngôi trường này để chuyển sang làm việc tại một ngôi trường khác.
Hôm thứ tư tuần trước, tòa án Lehigh ra phán quyết buộc tội Catherine. Theo đó, cô đã phạm phải những tội danh là sử dụng, xâm phạm, tấn công trái phép hệ thống máy tính và thay đổi dữ liệu. Với những hành vi này, Catherine có thể sẽ phải đối mặt với một mức án tối đa là 42 năm tù giam hay một mức phạt tiền là 90.000 USD.
Sau khi nghỉ việc tại trường Northwest Lehigh District, người phụ nữ này đã tới làm công việc của một điều phối viên sự kiện cho trường đại học Lehigh. Tuy nhiên, khi ABC liên lạc với những người ở ngôi trường này, một nhân viên cho biết hợp đồng giữa Catherine và ban giám hiệu trường đã kết thúc vào hôm thứ Tư tuần trước. Luật sư của Catherine từ chối bình luận về điều này.
Mọi chuyện bắt đầu xảy ra khi một giáo viên trong trường thắc mắc rằng tại sao một giám thị trông nom học sinh lại có quyền truy cập vào sổ điểm trực tuyến. Khi vị giám thị trên từ chối thực hiện điều này, các quản trị viên hệ thống máy tính của nhà trường phối hợp với cơ quan cảnh sát đã vào cuộc, tìm kiếm kẻ đã sử dụng tên truy nhập và mật khẩu của vị giám thị trên để đăng nhập trái phép vào hệ thống nhà trường.
Cơ quan điều tra sớm phát hiện ra việc Catherine đăng nhập trái phép vào hệ thống điểm trực tuyến của nhà trường 110 lần; truy cập trái phép vào email của chín giáo viên khác, truy cập vào ổ đĩa quản lí nhân sự để xem hàng ngàn tài liệu có liên quan tới các chính sách, hợp đồng, báo cáo nhân sự và các vấn đề quản lý khác.
Mặc dù thông cáo báo chí của nhà chức trách địa phương che giấu tên của người phụ nữ này nhằm mục đích bảo vệ các con của cô, văn phòng luật sư lại tiết lộ cái tên này. Phiên điều trần sơ bộ tiến hành xét xử vụ án này sẽ được tiến hành vào ngày 26/07 sắp tới.
-Từ những năm 90 của thế kỉ trước, e-mail đã làm lu mờ thói quen sử dụng thư tay và fax, vốn không tiện lợi bằng, tốc độ chậm hơn nhiều và thường xuyên bị thất lạc hoặc xảy ra lỗi. -Cùng GenK khám phá những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về e-mail như: Ai là người đã gửi bức e-mail đầu tiên trên thế giới? Nội dung của bức e-mail đó như thế nào? Hay thông tin về những mật khẩu e-mail phổ biến nhất? Còn thư spam thì sao?...
Dù có thích hay không, bạn vẫn phải công nhận một điều rằng thư điện tử (e-mail) là một bước tiến vượt bậc, thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong thời đại ngày nay.
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, e-mail đã làm lu mờ thói quen sử dụng thư tay và fax, vốn không tiện lợi bằng, tốc độ chậm hơn nhiều và thường xuyên bị thất lạc hoặc xảy ra lỗi. Mặc dù ngày nay, khi blog hay các mạng xã hội đang dần bành trướng trên Internet, tích hợp nhiều điểm tiện lợi đối với phương thức truyền tin cá nhân thì e-mail vẫn giữ một vai trò quan trọng nhất định mà không gì có thể thay thế được.
Có thể bạn dùng e-mail mỗi ngày, nhưng bạn có biết rõ mọi thông tin về công cụ này? Bạn có biết ai là người đã gửi bức e-mail đầu tiên trên thế giới? Nội dung của bức e-mail đó như thế nào? Hay thông tin về những mật khẩu e-mail phổ biến nhất? Còn thư spam thì sao?...
Hãy cùng GenK khám phá những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về e-mail.
1. Bức e-mail đầu tiên trên thế giới.
Ray Tomlinson được coi như là người đầu tiên gửi thông tin bằng e-mail qua mạng Internet vào năm 1971. Tomlinson không được giao nhiệm vụ cụ thể là phát triển thư điện tử, nhưng ông có may mắn được làm việc trên một số thiết bị hữu ích trong dự án mạng ARPANET (tiền thân của mạng Internet ngày nay) của MIT (Học viện khoa học và kỹ thuật Massachusetts). Ông đã dành thời gian để làm việc với e-mail chủ yếu bởi vì ông thấy ý tưởng của công cụ này khá thú vị.
Được gửi giữa hai máy tính đặt sát nhau, bức e-mail đầu tiên là một bước tiến nhỏ của loài người trong lĩnh vực truyền tin điện tử, nhưng rất quan trọng. Tomlinson cho biết đã nhiều năm trôi qua và hiện giờ, ông không thể nhớ chính xác được nội dung của bức e-mail đầu tiên đó. Ông đoán nội dung đó có thể là chuỗi kí tự đơn giản “testing123” hoặc “QWERTYUIOP” – những kí tự trên dòng đầu tiên của một bàn phím ngày nay.
2. Nguồn gốc từ “Spam”?
Theo nhiều nguồn tin, thuật ngữ “thư rác” (spam) trong e-mail ngày nay được cho là đến từ một bộ phim hài của nhóm Monty Python, được phát sóng trên kênh BBC vào năm 1969. Trong bộ phim hài trên có tình tiết là thực khách bị một nhà hàng “oanh tạc” bằng món spam (thịt jambond đóng hộp) kèm với tất cả các món trong thực đơn, tạo thành một thực đơn “toàn spam”: bacon and spam, egg and spam, ham and spam, spam and spam…Cứ mỗi lần tiếp viên đọc xong thì lại có một nhóm người Vikings hát đệm những câu toàn chữ “spam”. Bài hát cũng kết bằng một từ spam được bè kéo dài đến hết…
Có lẽ vì nó quá nổi tiếng nên người ta đã dùng Spam là từ để chỉ những thứ không cần thiết và không được mong đợi nhưng lại được cung cấp nhiều thái quá. Và sau đó, khi e-mail ra đời và phát triển, Spam là một lựa chọn rất phù hợp để sử dụng với nghĩa như hiện nay- những bức thư điện tử gây phiền toái cho người dùng do được gửi đến quá nhiều. “Spam” được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford vào năm 1998.
Bức thư spam đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào ngày 3/5/1978 để quảng cáo cho một hệ thống máy tính mới. Nó được gửi đến 600 người dùng dịch vụ ARPANET mà địa chỉ của họ được nhập vào máy tính từ giấy. Điều đáng buồn cười ở đây là người gửi mail không biết rõ về hoạt động của chương trình (bị giới hạn số lượng địa chỉ gửi) mà cứ chăm chú gõ nên 600 địa chỉ này đã bị tràn từ ô TO: tới ô CC: và cuối cùng tràn cả vào nội dung chính của thư.
3. Mật khẩu e-mail phổ biến nhất?
Có vẻ như “123456” là mật khẩu được lựa chọn nhiều nhất mọi thời đại được người dùng sử dụng để bảo vệ hòm mail của họ trên Internet. Mật khẩu này cũng đứng đầu trong bản danh sách mật khẩu hotmail bị rò rỉ trên Internet vào năm 2009. Đây liệu có phải là mật khẩu cho hòm mail của bạn?
4. Mã morse của kí tự @ là gì?
Bất chấp một thực tế rằng lượng người dùng e-mail để giao tiếp trên Internet liên tục tăng không ngừng vào cuối thế kỉ 20, mã morse vẫn không hề tồn tại kí hiểu biểu thị cho kí tự @ trong địa chỉ thư điện tử. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 2004.
Theo đó, @ được biểu thị bởi chuỗi mã morse của hai kí tự A và C. Đây là lần bổ sung kí hiệu chính thức đầu tiên vào bảng mã morse kể từ thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.
5. Viết từ e-mail thế nào là đúng?
E-mail, e-mail, e-mail, e-mail, E-mail hay E-Mail? Từ nào viết đúng chính tả?
Vấn đề này tùy thuộc vào quy định của từng cơ quan, tổ chức. Trong khi nhiều từ điển và sách hướng dẫn cho rằng viết “E-mail” là đúng thì sách hướng dẫn nghiệp vụ của hãng thông tấn AP lại khẳng định chắc chắn rằng do e-mail là từ viết tắt của electronic mail, nên viết e-mail là hoàn toàn chính xác.
Những ngôn ngữ khác có cách mô tả biểu tượng này khá hài hước khi thường liên quan tới động vật.
- Tại Đức: spider monkey – “nhện – khỉ”
- Tại Hà Lan: apestaart – “đuôi khỉ”.
- Tại Thụy Điển: snabel-a – chữ cái “a” với thân của một con voi.
- Tại Italia: chiocciolina – “ốc nhỏ”.
- Tại Trung Quốc: “con chuột nhỏ”
Ngộ nghĩnh hơn, trong một số ngôn ngữ khác, @ còn gắn với “đuôi chuột”, “mèo đang ngủ”, “vịt nhỏ”, “chó” và “sâu nhỏ” (?!).
7. Bức e-mail đầu tiên được gửi đến từ khoảng không vũ trụ khi nào?
Vào năm 1991, phi hành đoàn STS-43 Atlantic đã sử dụng phần mềm AppleLink của hãng Apple trên một thiết bị di động có tên Macintosh để truyền về Trái Đất đoạn thông tin sau đây:
“Xin chào Trái Đất! Lời chào từ phi hành đoàn STS-43. Đây là tin nhắn đầu tiên được gửi bởi phần mềm AppleLink ngoài khoảng không vũ trụ. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt vời và chúng tôi ước gì bạn cũng được ở đây. Chúng tôi sẽ sớm trở về”.
8. E-mail của… nhân vật hoạt hình nào đã từng bị tin tặc tấn công?
Đây là một ông bố được rất nhiều người yêu thích – ông bố Homer Simpson trong loạt phim hoạt hình đình đám một thời The Simpson. Địa chỉ e-mail của ông là [email protected], đã được tiết lộ phần phim thứ 14 có tên “Dad Who Knew Too Little”. E-mail này được lập ra bởi Matt Selman, một trong những tác giả của loạt phim này – nhằm mục đích nhận và trả lời thư của người hâm mộ dưới cái tên ông bố Homer. Tuy nhiên, điều này đã khiến ông nhận được hàng trăm cho tới hàng ngàn thư mỗi ngày, không có thời gian trả lời xuể và cuối cùng, hòm mail này đã bị hacker tấn công.
9. E-mail lừa đảo lừa được nhiều người nhất
Năm 1999, một bức e-mail lừa đảo, với nội dung cho biết Bill Gates (người giàu nhất thế giới thời điểm bấy giờ), dự tính sẽ chia sẻ toàn bộ gia tài của mình cho người dùng Internet. Bức e-mail này ngay lập tức được lan truyền với tốc độ “tên lửa” đến hàng triệu người sử dụng Internet.
10, E-mail và người nổi tiếng.
- Bill Gate bắt đầu sử dụng e-mail từ ngày 16/7/1982, khi trụ sở của hãng phần mềm Microsoft cài đặt một mạng cục bộ để kết nối giữa các máy tính của các phòng ban trong công ty. Nếu bạn gửi e-mail cho ông, bạn thậm chí còn có thể nhận được phản hồi.
- Liệu Đức Giáo Hoàng có sử dụng e-mail? Có. Đức Giáo Hoàng John Paul II là Đức Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng e-mail và ông thậm chí đã từng gửi một bức e-mail xin lỗi tới người dân Châu Đại Dương.
- Trong toàn bộ nhiệm kì Tổng thống Mỹ của mình (1993-2001), ngài Bill Clinton chỉ gửi duy nhất …2 bức e-mail. Một bức được gửi tới John Glenn khi ông ở trên tàu con thoi ngoài khoảng không vũ trụ, và bức còn lại để ông….thử xem hệ thống e-mail hoạt động như thế nào.
-Năm 2008, Barack Obama (khi đó còn là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13 triệu địa chỉ e-mail của người dùng tại Mỹ. Obama đã sử dụng các địa chỉ e-mail thu thập được, cũng như các dịch vụ mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ như MySpace hay Youtube để ….spam và kêu gọi sự ủng hộ của người dân Mỹ. Và kết quả, như chúng ta đã thấy!
11. Liệu có tồn tại chứng… nghiện e-mail?
Trước khi xảy ra một thực tế là người dùng Facebook check tài khoản của họ 5 phút mỗi lần, trước khi người dùng đổ xô đi mua điện thoại di động chỉ để có thể vào Twitter mọi lúc mọi nơi, đã có rất nhiều người nghiện sử dụng e-mail. Đây cũng được coi là một chứng bệnh tương tự như nghiện Facebook, nghiện Twitter…và ngững người nghiện e-mail được gọi với cái tên emailaholics.