Chia sẻ thông tin

KenjiVN - Quốc Trưởng

Search This Blog

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Trưởng Nguyễn 's Blog

Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những thông tin mới nhất về làng công nghệ. Chia sẻ những thủ thuật, những kiến thức hữu ích về công nghệ thông tin và truyền thông.

Thursday, May 31, 2012

[TUT] Reg domain .IN và host Gator free 1 năm

Cái tut này em tự viết ợ, mấy bác khác viết hướng dẫn bỏ qua cái phần quan trọng nhất là PAN và mobi

https://my.hostgator.in/gibo/
Một số điểm nổi bật mà dịch vụ mang lại:
- Miễn phí tên miền .IN trong vòng 12 tháng
- Miễn phí dịch vụ lưu trữ trong vòng 12 tháng
- Nội dung trang web sẽ được Goolge thu thập sau 15 phút cập nhật
- Dễ dàng tạo website với các dịch vụ hỗ trợ
- Nhận được một tài khoản Google Apps
- Được hỗ trợ 2500 INR (đơn vị tiền tệ của Ấn Độ) để sử dụng dịch vụ Google Adword
- Tiền gia hạn tên miền ở năm tiếp theo tương đối rẻ (so với giá thị trường)

Các bạn điền info này khi reg nhé.

Quote:
City : Jalahalli
State : Karnataka
Postal code : 560013
PAN cấu trúc như sau: AAAAA9999A: đầu tiên là chữ cái, tiếp theo 4 chữ số,cuối cùng là chữ cái
Mỗi assesse được xác định duy nhất bởi PAN
Nếu PAN không theo cấu trúc trên, sau đó, PAN sẽ được hiển thị không hợp lệ, có các loại của assesse:
C — Company
P — Person
H — HUF(Hindu Undivided Family)
F — Firm
A — Association of Persons (AOP)
T — AOP (Trust)
B — Body of Individuals (BOI)
L — Local Authority
J — Artificial Juridical Person
G — Government

Các bạn tự biên tự diễn số PAN theo mẫu của mình nhé: CCBPS8791R
Có thể thay các chữ cái, số
Xem thêm chi tiết về PAN tại: https://incometaxindiaefiling.gov.in/portal/knowpan.do

Mobile: 1712643035
Có thể xem thêm Area code tại đây:
http://www.dialarounds.com/Translate...dia-codes.html
Nếu ko được thì google tìm mấy số phone India mà táng vào nhé

Demo: http://kenjivn.in
Em reg từ 04/05 cơ ạ

Bác nào leech thì ghi nguồn hộ em

Wednesday, May 30, 2012

Marketing du lịch


Câu 1. Các yếu tổ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường vi mô:
- Bản thân doanh nghiệp(tác động trực tiếp)
- Đối thủ cạnh tranh( k chỉ là trực tiếp, đôi khi là vô hình)
- Sản phẩm, giá cả, chính sách marketing
- Khách hàng( rất quan trọng): khách hàng trực tiếp , khách hàng tiềm năng-những người có khả năng thanh toán hợp với sản phẩm, giá cả của doanh nghiệp.
- Công chúng(vô hình nhưng rất quan trọng, gắn với hình ảnh uy tín của doanh nghiệp)
- Nhà cung cấp: chính sách ưu đãi của nhà cung cấp( khách sạn, nhà hàng,cơ sở lưu trú, dịch vị ăn uống, giải trí, shoping- là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho du lịch)
Môi trường vĩ mô:
-chính sách pháp luật( là vấn đề rất quan trọng)
-xã hội, con người, cộng đồng
-văn hóa, con người, cộng đồng: hằng số 3 N: nông thôn-nông nghiệp-nông dân.
-Kinh tế: ( rất quan trọng )chính sách giá, chính sách ngoại thương, thương mại, tỷ giá hối đoái
-nền kinh tế của quốc gia
-Tài nguyên tự nhiên-môi trường
-Khoa học công nghệ
Câu 2. Những vấn đề về thị trường du lịch Việt Nam.
 Du lịch là ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ
+in bound (= xuất khẩu, khách quốc tế vào việt nam du lịch, thu ngoại tệ từ khách nước ngoài)
+out bound( =nhập khẩu,khách việt nam đi ra nước ngoài du lịch, mất ngoại tệ)
+domestic: du lịch nội địa





Câu 3. So sánh chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa thông thường và du lịch.

-          Chu kỳ sống của sản phẩm chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn tăng trưởng:A-B:giai đoạn sp bắt đầu xâm nhập thị trường, chi phí bỏ ra lớn, doanh thu thấp thậm chí là lỗ
+ Giai đoạn phát triển: B-C: doanh thu, lợi nhuận tăng, chi phí bỏ ra cho quảng cáo rất nhiều
+ Giai đoạn bão hòa: C-D: phân khúc thị trường rõ rệt song quảng cáo với số lượng nhỏ,
                                   D-E: tăng trưởng cao nhưng có dấu hiệu đi xuống, chuẩn bị sẵn sàng tung ra sản phẩm mới, dễ khủng hoảng
+ Giai đoạn suy thoái: E-G: doanh số giảm mạnh, lượng khách giảm, tăng khuyến mại, tổng hợp doanh số bán từ các đại lýà quyết địng ra sản phẩm mới.
Chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa du lịch:
-Sản phẩm hàng hóa kinh điển( truyền thống): thời gian dài trong nhiều năm
- sản phẩm hàng hóa chuyên biệt( thời vụ): thời gian ngắn



Câu 4. So sánh kênh phân phối hàng hóa thông thường và du lịch
-          Đối với sản phẩm hàng hóa thông thường thì có các kênh phân phối:
(1)Nhà sản xuất-> người tiêu dùng
(2)Nhà sản xuất->đại lý-> người tiêu dùng
(3)Nhà sản xuất->đại lý->bán lẻ->người tiêu dùng
(4)Nhà sản xuất-> đại lý->bán buôn->bán lẻ-> người tiêu dùng
(5)Nhà sản xuất-> tổng đại lý->đại lý->bán buôn-> bán lẻ-> người tiêu dùng
(6) Nhà sản xuất->tổng đại lý->Đại lý 1-> đại lý 2-> bán buôn –>bán lẻ->người tiêu dùng
-          Trong du lịch có các kênh phân phối:
(1) Nhà sản xuất -> người tiêu dùng.
(2)Nhà sản xuất -> đại lý (travel agency) ->người tiêu dùng.
(3) Nhà sản xuất -> đại lý -> chi nhánh -> người tiêu dùng ( đối với các tập đoàn lớn)

PR và quảng cáo


PR – Quan hệ công chúng (Public Relation) ra đời sau quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng cáo. Công dụng của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ thể như, nhờ khai thác thành công công cụ PR mà các công ty như Coca-Coke, Apple, Nokia, KFC…trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước chưa thấy được những ưu điểm của PR. Thay vì sử dụng quan hệ công chúng trong tiếp thị thì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chi rất nhiều cho quảng cáo mặc dù họ biết thành công của một chiến dịch quảng cáo không dễ dàng và không kéo dài. Lẽ ra các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng triệt để công cụ PR vì nó thích hợp với quy mô vốn vừa và nhỏ của doanh nghiệp, và cũng vì PR thật sự sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn cho doanh nghiệp so với quảng cáo.
 
Dưới đây là một số điểm ưu việt của PR so với quảng cáo:

Một là, sức ảnh hưởng của PR lớn hơn so với quảng cáo

Có một câu chuyện ngụ ngôn trong đó Mặt trời và Gió tranh cãi với nhau ai là người mạnh hơn. Chúng cùng nhau thi tài và ai lấy được chiếc áo khoác của người khách du lịch ra khỏi ông ta thì sẽ chiến thắng.
Gió càng thổi mạnh thì người khách du lịch càng giữ chặt chiếc áo khoác vào người. Nhưng đến phiên mặt trời, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng. Chẳng bao lâu khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc.
Rõ ràng không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu.
Trái ngược với quảng cáo, PR là mặt trời. Sức ảnh hưởng của nó tồn tại ngay trong chính nó. Thông điệp của PR chính là sự quan tâm chú ý của khách hàng. Nếu sự quan tâm đó càng nhiều thì đến sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được chấp nhận.
Hoạt động PR cung cấp cho thị trường những thông tin, kiến thức cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm. Làm cho khách hàng nhớ tới một thiện cảm chứ không phải một thương hiệu. Nếu như quảng cáo tìm cách đưa tới cho công chúng lý do để họ lựa chọn sản phẩm của doanhh nghiệp thì PR tìm cách thu phục tấm lòng khách hàng. Mọi người thường tin tưởng vào những thông tin được các nhà phân tích báo chí đăng tải hơn là những quảng cáo chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm chung chung.


Hai là, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho người tiêu dùng

Điều này có thể giải thích bởi những nguyên nhân khác nhau.
Lí do thứ nhất bởi vì chẳng có thông tin gì trên quảng cáo ngoài hình ảnh. Lời nói nếu có chỉ để tăng cường cho hình ảnh mà thôi. Người ta ít tin cậy lời nói trong một quảng cáo bởi lời nói trên những banner quảng cáo luôn hô hào “Chúng tôi là tốt nhất”. Phản ứng của người tiêu dùng sẽ là “công ty nào mà chẳng nói như thế!”
PR đã “đánh trúng” tâm lí của người tiêu dùng là khách hàng suy nghĩ bằng ngôn từ, không bằng hình ảnh. Và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải bởi bên thứ ba của đại diện của quan hệ cộng đồng nên được đánh giá là khách quan và dễ gây được lòng tin hơn so với hoạt động quảng cáo thường mang tính chất thông tin 1 chiều và một khi những thông tin về doanh nghiệp đã được công chúng thưà nhận, tạo ra dư luận tốt, nó sẽ có sức lan tỏa rộng lớn.

Ba là, doanh nghiệp thừa hưởng ảnh hưởng của PR lâu dài hơn so với ảnh hưởng của quảng cáo.

Quảng cáo chỉ có ảnh hưởng đến khách hàng trong một thời gian rất ngắn ngủi. Nhưng đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ có tác dụng rất lâu dài đến khách hàng. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang, đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình. Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó. (Ngược lại, không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ).


Bốn là, doanh nghiệp không phải đầu tư chi phí lớn cho hoạt động PR như quảng cáo

Quảng cáo phải được thường xuyên đổi mới nếu không muốn bị khách hàng lãng quên. Vì thế thay vì phải tốn nhiều tiền cho quảng cáo mà kết quả thu được không cao, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chi một khoản ngân sách bằng 1/10 phí quảng cáo cho một chiến lược PR đã có thể mang lại những hiệu quả khó có thể được biểu thị bằng 1 con số chính xác.
Các hoạt động của nó thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Hoạt động PR thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.


Năm là, hoạt động PR có tác dụng tích cực cho xã hội

Bằng việc tham gia hay phát động những hoạt động mang tính chất hỗ trợ cộng đồng như ngày hội khách hàng, tư vấn việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân chất độc màu da cam…các doanh nghiệp ít nhiều đã góp phần chia sẻ với cộng đồng và xã hội.
Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ điển hình của hoạt động PR vì một mục đích cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.

Ví dụ:
- Một ông là nhân viên của 1 DN A đứng trước đám đông để diễn thuyết một bài về DN đó thì đó là PR.
- Nếu buổi diễn thuyết đó do DN B tổ chức cho nhiều DN khác tham gia (trong đó có DN A), trong buổi đó có treo 1 băng rôn của DN A tại 1 vị trí đẹp mắt (đương nhiên phải trả xiền roài) thì đó là quảng cáo!
- Nếu như DN A tranh thủ trong buổi đó phát tờ rơi, tờ bướm thì đó là Marketing trực tiếp.
- Nếu như DN tổ chức 1 gian hàng ở đó thì là Xúc tiến Bán.
 

Bonus: 10 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA QUẢNG CÁO VÀ PR

Đây là hai lĩnh vực rất khác nhau cho dù chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí
• Quảng cáo:
Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.
• PR:
Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo
• Quảng cáo:
Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.
• PR:
Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn
• Quảng cáo:
Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.
• PR:
Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan
• Quảng cáo:
Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”
Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.
• PR:
Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.
Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin
• Quảng cáo:
Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.
• PR:
Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố
• Quảng cáo:
Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.
• PR:
Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết
• Quảng cáo:
Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.
• PR:
Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế
• Quảng cáo:
Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.
• PR:
Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.
Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt
• Quảng cáo:
Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.
• PR:
Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết
• Quảng cáo:
Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.
• PR:
Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.


Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix)

Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place).


Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).


Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.

1. Sản phẩm.
  • Phát triển dải sản phẩm
  • Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
  • Hợp nhất dải sản phẩm
  • Quy chuẩn hoá mẫu mã
  • Định vị
  • Nhãn hiệu
2. Giá

  • Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
  • Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
  • Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
3. Truyền thông
  • Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
  • Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
  • Thay đổi phương thức truyền thông
  • Thay đổi cách tiếp cận
4. Kênh
  • Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
  • Thay đổi dịch vụ
  • Thay đổi kênh phân phối
Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.
5. Con người.
  • Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.
  • Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
  • Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
  • Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng
6. Qui trình.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.
  • Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...
  • Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
7. Chứng minh cụ thể
Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:
  • Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động
  • Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing
  • Cải tiến các thủ tục hành chính
  • Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm
  • Rút lui khỏi thị trường đã chọn
  • Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường
  • Thay đổi nhà cung cấp
  • Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh
  • Mua lại thị trường mới
    ...
"Bí quyết kinh doanh nằm ở chỗ ... biết cái điều mà người khác không biết"


Aristotle Onassis


Một Số Kỹ Thuật Nghiên Cứu Thị Trường Của PR

Hội nghiên cứu thị trường (Anh) định nghĩa nghiên cứu thị trường “là một phần khoa học xã hội, sử dụng các phương pháp khoa học để thu nhập thông tin về thị trường sản phẩm và dịch vụ”.

Nó bao gồm tất cả các phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu ý kiến, thái độ, lý do yêu thích và động lực…của khách hàng.

Với người làm PR, nghiên cứu thị trường là việc hữu ích và cần thiết. Có thể chia nghiên cứu thị trường thành 4 loại sau:
+ Nghiên cứu dựa trên dữ liệu sẵn có
+ Nghiên cứu bằng phỏng vấn
+ Nghiên cứu không theo thể thức
+ Nghiên cứu thường xuyên

Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào loại thông tin cần thu nhập, thời gian, mức độ tiếp vận với đối tượng phỏng vấn, nguồn ngân quỹ, hay mức độ chính xác có thể đạt được. Có thể thực hiện nhiều phương pháp cùng một lúc.

MỘT SỐ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Nghiên cứu ý kiến, thái độ hay sự thay đổi (opinion, atti-tude or shift surveys): Thường sử dụng các câu hỏi có câu trả lời là “có”, “không” hay “không biết”. Loại nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem mọi người biết, hiểu hay tin vào cái gì, đồng thời đo lường những thay đổi về sự nhận biết, ý kiến hay niềm tin.

Nhóm người tiêu dùng (consumer panel): Cho nhóm người điền vào bảng câu hỏi hay thử nghiệm sản phẩm. Việc nghiên cứu có thể diễn ra bằng cách đến gặp trực tiếp nhóm người này hoặc gởi bảng câu hỏi, hay cho người đến phỏng vấn họ thường xuyên. Phương pháp này nhằm tìm hiểu đối tượng nào thường mua sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, mức độ thường xuyên và ở đâu.

Nghiên cứu động lực (motivation research): Người khởi xướng dạng nghiên cứu dạng này là Tiến sĩ Ernst Ditcher. Bằng các phương pháp tương tự như cách kiểm tra lâm sàng hay trí thông minh, dạng nghiên cứu này nhằm tìm hiểu động lực tiềm ẩn, chứ không tìm hiểu những ý kiến hay ý thích đã được nêu sẵn.

Nhóm thảo luận (discussion group): Đây là một hình thức tìm hiểu động lực thúc đẩy ít tốn kém mà hiệu quả hơn. Nhóm người được chọn sẽ đưa ra ý kiến trước những câu hỏi mà người hướng dẫn đặt ra. Nhược điểm của phương pháp này là nhóm người nghiên cứu có thể quá nhỏ, không thể đại diện cho số đông. Ngoài ra, thành kiến của người hướng dẫn có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Trả lời câu hỏi qua điện thoại (telephone questionnaire): Các cuộc điều tra thăm dò ý kiến những người ở xa hay không tập trung ở một khu vực có thể được thực hiện qua điện thoại. Phương pháp này hữu dụng cho việc nghiên cứu của ngành công nghiệp. Ngoài ra, có thể dùng nó để thăm dò ý kiến nhanh trước những cuộc bầu cử. Phương pháp này phụ thuộc vào việc mọi người có điện thoại và vui lòng trả lời hay không.

Trả lời câu hỏi qua thư tín (postal questionnaire): Bảng câu hỏi sẽ được gởi đến một số đối tượng. Phương pháp này phụ thuộc vào người trả lời có hứng thú và có vui lòng hợp tác hay không. Nó ít tốn kém hơn những cuộc phòng vấn trực tiếp (vì phải trả công cho người đi làm công việc phỏng vấn) nhưng kết quả có thể gây thành kiến hay không có giá trị vì số lượng người trả lời quá ít. Phương pháp này có thể dùng để tìm hiểu về mức lương của giới chuyên môn.

Nghiên cứu qua phiếu trả lời (coupon survey): Bảng câu hỏi sẽ được đăng trên báo, nhưng rõ ràng điểm yếu của phương pháp này là chỉ có những người thật sự quan tâm mới gởi câu trả lời.

Kiểm tra nhà bếp (pantry check): Những nhà nghiên cứu sẽ đến kiểm tra nhà bếp của một nhóm “người nội trợ” – có thể được thuê để ghi nhận các nhãn hiệu, sản phẩm trong tủ chạn, tủ lạnh, phòng tắm…mà họ sử dụng.

Kiểm tra thùng rác (dustbin check): Một cách nghiên cứu bằng quan sát khác là những nhà nghiên cứu sẽ ghi nhận các nhãn hiệu đã được tiêu dùng có mặt trong thùng rác nhà để thu nhập thông tin.

Thu nhập thông tin từ các cửa hàng, và người bán (dealer,retail or shop audit): Là một hình thức nghiên cứu thường xuyên mà công ty AC Nielsen áp dụng và đã trở nên phổ biến. Họ sẽ kiểm tra định kỳ lượng hàng trong kho và hoá đơn của một nhóm người buôn bán (được thuê để làm cuộc nghiên cứu). Số lượng sản phẩm mua và còn tồn kho thể hiện hoạt động mua bán. Như vậy có thể thống kê các sản phẩm khác nhau được bán ra, so sánh với những sản phẩm cạnh tranh, thấy được thị phần của mỗi sản phẩm. Sau một thời gian, có thể quan sát sự phát triển hay suy yếu của sản phẩm, và những chuyển biến có thể được lý giải theo tác động của quảng cáo, khuyến mãi và những nguồn ảnh hưởng khác.

Nghiên cứu định tính (qualitative research): Tương tự như phỏng vấn có chiều sâu, hình thức nghiên cứu này đã khắc phục được những khó khăn vốn cản trở việc nghiên cứu ở các nước đang phát triển, nơi không có thiết bị đầy đủ như ở các nước công nghiệp. Cách thức thực hiện là tiến hành những cuộc phòng vấn có thể kéo dài đến 3 giờ và thu băng lại. Trong trường hợp này, nhóm đối tượng phỏng vấn tương đối nhỏ, tuy nhiên nếu đại diện cho nhóm khách hang điển hình và nhóm thiểu số, thì hình thức nghiên cứu này cũng sẽ thu được nhiều thong tin đáng giá. Ở Nigeria, người ta dùng phương pháp định tính để nghiên bia và thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu về hình ảnh công ty (image study): Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là so sánh điểm yếu và điểm mạnh của một số công ty tương tự nhau, trong đó công ty thực hiện nghiên cứu sẽ không cho người trả lời biết họ là ai (để câu trả lời được khách quan). Thông qua kết quả nghiên cứu, công ty có thể khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Hình thức nghiên cứu này rất hữu ích cho ban lãnh đạo vì hình ảnh của công ty nhìn từ bên ngoài có thể rất khác biệt với hình ảnh nội bộ. để thực hiện cuộc nghiên cứu dạng này, đặc biệt là đối với những công ty công nghiệp cung cấp hoá chất, nhóm đối tượng có thể nhỏ và cuộc nghiên cứu có thể thực hiện bằng điện thoại hay nói chuyện trực tiếp.

Nghiên cứu thị trường là một đề tài lớn. Các phương pháp thường áp dụng trong PR là nghiên cứu những thông tin sẵn có, thăm dò ý kiến và nhất là nghiên cứu hình ảnh tổ chức đối với công chúng. Những nghiên cứu này có thể giúp ích rất nhiều trong việc lên kế hoạch chương trình PR (ít tốn kém hơn), và trong việc đánh giá kết quả..